Thứ Năm, 25/4/2024

Thông báo sâu bệnh kỳ 24 (Số 24/2022). Tân Sơn.

Tuần 24. Tháng 6/2022. Ngày 15/06/2022
Từ ngày: 13/06/2022. Đến ngày: 19/06/2022

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 24/TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Tân Sơn, ngày 15 tháng 6  năm 2022

 

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 13/6/2022 đến ngày 19/6/2022)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Nhiệt độ trung bình: 30 - 320C. Cao: 350C. Thấp: 280C.

Độ ẩm trung bình: 70 - 75%, Cao: 85%. Thấp: 65%.

Lượng mưa: Tổng số: ……………………………………..

Nhận xét khác: Trong kỳ thời tiết đầu tuần có mưa. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

- Lúa xuân muộn trà 2: Diện tích: 2265 ha; Giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, Thiên ưu 8, Sơn lâm 2, TBR 225, VNR20, …; GĐST: Thu hoạch.

- Ngô xuân: Diện tích KH: 430 ha; Giống: NK4300, DK9955, DK 8868, NK 66, …; GĐST: Thu hoạch.

- Chè: Diện tích: 2.865,7 ha; Giống: PH1, LDP1, ...; GĐST: Phát triển búp.

- Trên bồ đề: Diện tích: 2106,4 ha; GĐST: Phát triển thân lá.

II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tên dịch hại và thiên địch

Mật độ/tỷ lệ (con/m2/%)

Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến

TB

Cao

Chè; GĐST: Phát triển búp

Bọ cánh tơ

2.5

8.0

 

Bọ xít muỗi

2.9

8.0

 

Nhện đỏ

2.3

6.0

 

Rầy xanh

2.1

4.0

 


III. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU

Tên dịch hại và thiên địch

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tổng số cá thể điều tra

Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh

Mật độ hoặc  chỉ số

Ký sinh (%)

Chết tự nhiên (%)

1

2

3

4

5

6

N

TT

Trung bình

 

Cao

 

Trứng

 

Sâu non

 

Nhộng

 

TT 

Tổng số

 

0

1

3

5

7

9

 

 

Bọ cánh tơ

Chè; GĐST: Phát triển búp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

8.0

 

 

 

 

 

 

Bọ xít muỗi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.9

8.0

 

 

 

 

 

 

Nhện đỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

6.0

 

 

 

 

 

 

Rầy xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

4.0

 

 

 

 

 

 

IV. DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

(Từ ngày 13/6 đến ngày 19/6/2022) 

Số thứ tự

Tên dịch hại

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%)

Diện tích nhiễm (ha)

DT(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ-  TB

Nặng

Mất trắng

1

Bọ cánh tơ

Chè; GĐST: Phát triển búp

2 - 4

8.0

214.2

214.2

 

 

 

 

 

2

Bọ xít muỗi

2 - 4

8.0

267.8

267.8

 

 

+187.4

 

 

3

Nhện đỏ

2 - 4

6.0

 

 

 

 

 

 

 

4

Rầy xanh

2 - 3

4.0

 

 

 

 

-267.8

 

 

Ghi chú: (1): Diện tích nhiễm tăng (+), giảm (-) so cùng kỳ năm trước.


          V. NHẬN XÉT:

          *Tình hình dịch hại:

- Lúa xuân muộn trà 2: Thu hoạch.

- Ngô xuân: Thu hoạch.

- Chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám, nhện đỏ gây hại nhẹ rải rác; Rầy xanh, bọ cánh tơ, bj xít muỗi, ... gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

- Trên cây rừng:

+ Sâu xanh ăn lá bồ đề: Sâu non đẫy sức hoá nhộng dưới đất.

* Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới :

- Mạ mùa: Tập trung làm đất, ngâm ủ, gieo mạ.

- Trên chè:

+ Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại rải rác.

+ Bọ xít muỗi, nhện đỏ gây hại nhẹ.

+ Bọ cánh tơ, rầy xanh, ... gây hại nhẹ - trung bình.

- Trên cây rừng: Sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu đo ăn lá keo, quế: Tiếp tục theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

- Mạ mùa: Ngâm ủ, gieo mạ cho vụ tới.

- Trên chè: Chăm sóc và phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Trên cây lâm nghiệp:

+ Biện pháp canh tác: Tỉa, dặm, phát cành để cây có khoảng cách hợp lý, bón cân đối các loại phân bón để cây khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu hại.

+ Biện pháp thủ công: Huy động chủ rừng tiến hành sử dụng bẫy đèn để bắt và tiêu diệt trưởng thành, thực hiện xới xáo quanh gốc cây (toàn bộ hình chiếu tán lá) để diệt nhộng nhằm hạn chế trưởng thành vũ hóa, đồng thời bắt giết trưởng thành, diệt các ổ trứng, giết ổ sâu non mới nở. 

+ Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong rừng, đặc biệt là bảo vệ các loài chim ăn sâu để khống chế mật độ sâu hại.

+ Biện pháp hóa học: Tổ chức các đội phun tập trung, sử dụng bình phun dạng nước hoặc máy động cơ phun bột, phun triệt để các khu rừng bị hại. Tạm thời sử dụng thuốc đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi mạnh (Ví dụ: Bestox 5EC, Thanatox 5EC, Supertox 5EC, Neretox 95 WP,...):

> Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây còn thấp: Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ, ví dụ như: Bestox 5EC, Thanatox 5EC, Supertox 5EC,...

> Với những diện tích rừng tuổi lớn, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin, ví dụ như: Neretox 95 WP, liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 - 15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

Lưu ý: Khi phun thuốc cần cắm biển cảnh báo khu vực mới phun thuốc đảm bảo an toàn cho người và động vật.

+ Ngoài ra: Cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV thì chỉ sử dụng các loại thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc để đúng nơi quy định./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Các phòng ban liên quan;

- BCĐ SX NLN huyện;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hoài Linh