Thứ Tư, 9/10/2024

Báo cáo sơ kết công tác BVTV vụ Đông xuân 2010 (Số 18/2010). Thanh Ba.

Tuần 25. Tháng 6/2010. Ngày 15/06/2010

CHI CỤC BVTV PHÚ THO

TRẠM BVTV THANH BA



 


Số:  18/ BC- BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

Thanh Ba, ngày 15 tháng 6 năm 2010

 

 

BÁO CÁO SƠ KẾT

CÔNG TÁC BVTV VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010

 

PHẦN I

TÌNH HÌNH CHUNG

I/ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC BVTV:

1, Thuận lợi:

          Có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo từ Tỉnh đến Huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, sự tích cực chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự nỗ lực phòng trừ sâu bệnh của bà con nông dân; công tác điều tra phát hiện sâu bệnh được chủ động sớm và dự báo kịp thời các đối tượng gây hại. Công tác tuyên truyền tập huấn sâu rộng đến nông dân. Công tác cung ứng vật tư thuốc BVTV đầy đủ, kịp thời đảm bảo chất lượng.

2, Khó khăn:

          - Điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng hạn hán kéo dài, từ đó đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng  phát triển của cây trồng.

- Công tác BVTV ở 1 số cơ sở còn chưa quan tâm chỉ đạo, khoán trắng cho tổ khuyến nông nên công tác phòng trừ sâu bệnh chưa kịp thời.

          - Cán bộ khuyến nông cơ sở năng lực 1 số còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến công tác tham mưu và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.

          - Một số bà con nông dân có phòng trừ sâu bệnh nhưng không đúng kỹ thuật và giai đoạn gây hại của sâu bệnh nên vẫn để xảy ra hiện tượng sâu bệnh hại.

II/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010:

1, Thời tiết:

          Thời tiết vụ đông xuân diễn biến khắc nghiệt, nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, hạn hán kéo dài, đây cũng là điều kiện để sâu bệnh phát sinh gây hại.

2, Cây trồng:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 3082 ha, trong đó:

          + Trà chiêm, xuân xớm 382 ha, chiếm 12,4% cấy chủ yếu bằng các giống: C180, hom ngoi, nếp địa phương, X 21, Q5.

          + Trà xuân muộn 2700 ha, chiếm 87,6% cấy chủ yếu các giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, KD, Q5.

- Cây đậu tương : 236 ha.

- Cây chè: 1334,5 ha.

- Cây ngô đông: 1300 ha.

PHẦN II

KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT

I/. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỰ TÍNH DỰ BÁO VÀ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1, Thực hiện điều tra dự tính dự báo:

- Điều tra dự tính dự báo và thống kê sâu bệnh 7 ngày/ lần, đồng thời theo dõi diễn biến một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên trà vụ và giống chủ yếu để rút kinh nghiệm chỉ đạo vụ sau.

- Điều tra bổ sung trước các cao điểm sâu bệnh, dự báo quy mô, mức độ gây hại của từng đối tượng trên các tiểu vùng ra thông báo và chỉ đạo biện pháp kỹ thuật phòng trừ.

2, Diễn biến sâu bệnh:

BẢNG 1: DIỆN TÍCH NHIỄM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG TRỪ CÁC ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG CHÍNH  VỤ ĐÔNG  XUÂN NĂM 2010.

 

 

Cây trồng

Đối tượng

Diện tích nhiễm (ha )

DT phòng trừ (ha )

T. số

Nhẹ

TB

Nặng

Thiệt hại >70%NS

 

Lúa

Bệnh sinh lý

245,9

143,6

102,3

 

 

245,9

Chuột

233

157,8

75,2

 

 

894,9

Bọ trĩ

146,7

146,7

 

 

 

0

Ruồi đục lá

12,1

12,1

 

 

 

0

Bệnh đạo ôn lá

183,8

154,1

29,7

 

 

164,7

Rầy các loại

176,5

146,4

30,1

 

 

176,5

Bệnh khô vằn

312,3

211,3

101

 

 

312,3

Bọ xít dài

149,7

133,7

16

 

 

46,2

Tổng

1460

1105,7

354,3

 

 

1840,5

Chè

Rầy xanh

362,9

275,9

87

 

 

362,9

Bọ cánh tơ

269,9

173,9

96

 

 

269,9

Bọ xít muỗi

96

96

 

 

 

0

Tổng

728,8

545,8

183

 

 

632,8

Đậu tương

Sâu ăn lá

59,1

33,1

25,5

0,5

 

59,1

Sâu khoang

38,9

26,7

12,2

 

 

38,9

Sâu đục quả

51

42,3

8,7

 

 

51

Tổng

149

102,1

46,4

0,5

 

149




































































































































* Nhận xét các đối tượng gây bệnh và sự gây hại:

a) Trên cây lúa: Vụ đông xuân 2009- 2010 sâu bệnh phát sinh khá nhiều đối tượng, mức độ hại từ nhẹ- trung bình, cục bộ ổ nặng. Tập trung 1 số đối tượng: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, ốc bươu vàng, bệnh vàng lá sinh lý, chuột …..

- Rầy các loại: Phát sinh gây hại trên cả 3 tiểu vùng của huyện, song tập trung chủ yếu ở tiểu vùng 2 và 3. Mức độ gây hại nhẹ, cục bộ ổ nhỏ trên trà chiêm, xuân sớm giai đoạn chắc xanh- chín. Thời gian cao điểm rầy gây hại từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Diện tích nhiễm 176,5 ha, không có DT nhiễm nặng. Diện tích phòng trừ 176,5 ha (năm 2009 DT nhiễm là 565,1 ha, DT nặng 33,2 ha ). Như vậy xét về quy mô và mức độ gây hại nhẹ hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do hạn hán đầu vụ, điều kiện thời tiết ít thuận lợi cho rầy các loại phát sinh gây hại, các xã bị hại là: Hanh Cù,Thái Ninh, Yển Khê, Mạn Lạn, …

- Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ đông xuân năm 2009. Bệnh phát sinh gây hại từ cuối tháng 3, hại nặng cuối tháng 4 đến trung tuần tháng tháng 5. Tổng diện tích nhiễm là 312,3 ha; trong đó nhiễm trung bình 101 ha. Diện tích phòng trừ 312,3 ha (năm 2009 DT nhiễm là 682,4 ha).

- Bệnh đạo ôn: Gây hại trên diện hẹp chủ yếu trên các giống lúa lai giai đoạn cây lúa làm đòng- trỗ, mức độ hại nhẹ- trung bình, cục bộ ổ nhỏ. Tổng diện tích nhiễm 183,8 ha. Diện tích phòng trừ 164,7 ha ( Năm 2009 DT nhiễm 24,6 ha ). Như vậy bệnh đạo ôn vụ đông xuân năm nay phát sinh gây hại lớn hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do trong tháng 4 điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.

- Chuột: Phát sinh gây hại trên diện rộng ngay từ đầu vụ tập trung hại mạnh giai đoạn cây lúa đẻ nhánh- làm đòng. Tổng diện tích nhiễm 233 ha, trong đó nhiễm trung bình 75,2 ha. (vụ đông xuân 2009 DT nhiễm 154,4 ). Như vậy mức độ gây hại của chuột lớn hơn nhiêu so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do tham mưu kịp thời phát động đợt diệt chuột tập trung, tổ chức đánh đồng loạt bằng thuốc RAT K- 2%, nên cuối vụ tỷ lệ gây hại do chuột gây ra là rất nhẹ.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Phát sinh gây hại trên diện rộng do hạn kéo dài nhiều diện tích lúa không đủ nước tưới. Mức độ hại nhẹ- trung bình. Diện tích nhiễm 245,9 ha trong đó nhiễm trung bình 102,3 ha. Diện tích phòng trừ 245,9 ha. (Năm 2009 DT nhiễm 212,4 ha , nhiễm trung bình 39,7 ha ).

- Bọ trĩ: Phát sinh gây hại đầu vụ ngay từ khi lúa mới gieo cấy, hại mạnh giai đoạn cây lúa hồi xanh- đẻ nhánh. Tổng diện tích nhiễm 146,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ. (năm 2009 DT nhiễm 103,9 ha).

- Bọ xít dài: Phát sinh gây hại lớn hơn so với cùng kỳ năm trước, Diện tích nhiễm 149,7 ha, song mức độ gây hại chủ yếu là nhẹ.

- Ngoài ra còn các đối tượng ruồi đục lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, gây hại nhẹ rải rác.

 

 

b, Cây đậu tương:

          Sâu bệnh phát sinh gây hại nặng với nhiều đối tượng, tổng diện tích nhiễm 149 ha, trong đó nhiễm trung bình 46,4 ha, nhiễm nặng 0,5 ha. Diện tích phòng trừ 149 ha. Tập trung chủ yếu các đối tượng như: Sâu ăn lá, sâu khoang, sâu đục quả... Nguyên nhân do điều kiện thời tiết nắng ấm rất phù hợp cho các đối tượng phát sinh gây hại mạnh trên diện rộng.

c) Cây chè:

          Các đối tượng rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi phát sinh gây hại nhẹ.

Tổng diện tích bị hại là 728,8 ha trong đó:

          - Rầy xanh: Diện tích nhiễm 362,9 ha, DT nhiễm trung bình 87 ha.

          - Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 269,9 ha, DT nhiễm trung bìng 96 ha..

          - Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 96 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.

Ngoài ra còn có nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, thán thư, … gây hại rải rác.

c) Cây ngô:

          Bệnh sinh lý, bệnh héo rũ, sâu đục thân gây hại nhẹ.

3, Kết quả công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh:

          - Đầu vụ  căn cứ kết quả điều tra  ra thông báo kế hoạch  bảo vệ thực vật triển khai đến cơ sở sản xuất.

          - Chủ động trong công tác điều tra phát hiện DTDB sâu bệnh, theo dõi chặt chẽ sự phát sinh, quy mô mức độ gây hại của các đối tượng, kịp thời có biện pháp chỉ đạo phòng trừ hiệu quả. Ra thông báo sâu bệnh định kỳ trên tháng, thống kê SB 7 ngày/ lần và 10 ngày/ lần trong các tháng cao điểm.

          - Tham mưu cho UBND huyện phát động đợt diệt chuột tập trung trong đầu tháng 4 và ra công văn, chỉ đạo các địa phương tập trung phòng trừ sâu bệnh cao điểm.

          - Phối hợp với đài phát thanh truyền hình huyện xây dựng tin bài tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm.

          Vụ đông xuân năm nay sâu bệnh gây hại khá nhiều đối tượng (rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, … ). Song hầu hết các diện tích nhiễm đến ngưỡng đều được phòng trừ từ đó hạn chế đáng kể sự gây hại của sâu bệnh. Tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây lúa là 0,8% trong đó trà xuân sớm 1,0%, trà xuân muộn 0,8%.

4, Công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật:

- Phối hợp với các ngành và cơ sở tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và nông dân được 18 cuộc với tổng số 826 người tham gia.

- Phối hợp với các công ty thuốc BVTV tổ chức hội thảo giới thiệu kỹ thuật sử dụng thuốc an toàn hiệu quả được 06 cuộc cho 330 nông dân tham gia.

- Phối hợp với trạm khuyến nông và cơ sở chỉ đạo đạt kết quả cao  mô hình 2 ha thâm canh lúa cải tiến SRI và mô hình cây đậu tương trồng trên đất cao hạn.

- Duy trì hoạt động 6 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng.

5, Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

           Trạm chủ động phối hợp kiểm tra được 06 hộ kinh doanh thuốc BVTV trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện thấy các hộ kinh doanh thuốc cấm, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn sử dụng, cơ bản chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

* Tồn tại:

- Công tác kiểm tra việc kinh doanh buôn bán và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật chưa được nhiều.

- Công tác tuyên truyền về pháp lệnh bảo vệ và Kiểm dịch thực vật chưa được sâu rộng.

          Nguyên nhân tồn tại do cán bộ biên chế ít kiêm nhiệm nhiều việc, không có kinh phí để in ấn tài liệu và tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp lệnh.

II/. KẾT LUẬN:

          Vụ đông xuân năm 2009- 2010 mặc dù thời tiết diễn biến bất thường, sâu bệnh phát sinh nhiều đối tượng trên quy mô rộng mức độ hại có đối tượng lớn. Song trạm đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác điều tra phát hiện dự tính dự báo sâu bệnh, ra thông báo kịp thời, chủ động tham mưu đề xuất với các cấp chính quyền về chủ trương và biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh, chuột hại. Phối hợp tốt với các ngành chỉ đạo cơ sở bảo vệ an toàn cho sản xuất, khống chế được sự gây hại của các đối tượng sâu bệnh gây ra dưới mức cho phép. Làm tốt công tác quản lý về giống cây trồng và thuốc Bảo vệ thực vật góp phần ổn định thị trường kinh doanh đáp ứng nhu cầu cho sản xuất. Công tác tuyên truyền tập huấn kịp thời, sâu rộng dần dần phục vụ được nhu cầu kỹ thuật cho nông dân.

Nơi nhận:

- T.T.H.uỷ (b/c);

- UBND Huyện (b/c);

- Chi cục BVTV (b/c);

- Các ngành, ban;

- Lưu: Trạm.

                         TRẠM BVTV THANH BA

 

 

 

 

                     Nguyễn Bá Tân

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ 23 - 6/2010 Thanh Ba 03/06/2010 10/06/2010
Thông báo sâu bệnh tháng 5, dự báo sâu bệnh tháng 6 - 6/2010 Thanh Ba 01/06/2010 30/06/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 22 - 6/2010 Thanh Ba 27/05/2010 03/06/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 21 - 5/2010 Thanh Ba 20/05/2010 27/05/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 20 - 5/2010 Thanh Ba 13/05/2010 20/05/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 20 - 5/2010 Thanh Ba 13/05/2010 20/05/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 16/ 5, dự báo sâu bệnh cuối vụ - 5/2010 Thanh Ba 16/05/2010 31/05/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 19 - 5/2010 Thanh Ba 06/05/2010 13/05/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 02/ 5, dự báo 10 ngày tới - 5/2010 Thanh Ba 02/05/2010 22/05/2010
Thông báo sâu bệnh kỳ 18 - 5/2010 Thanh Ba 29/04/2010 06/05/2010