Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo SVGH tháng 5, dự báo SVGH tháng 6 năm 2023 (Số 35/2023). Tam Nông.

Tuần 21. Tháng 8/2023. Ngày 02/06/2023
Từ ngày: 01/05/2023. Đến ngày: 30/05/2023


CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TAM NÔNG



Số: 35/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



           Tam Nông, ngày 02 tháng 6 năm 2023

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 5/2023

Dự báo tình hình SVGH tháng 6/2023


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 5/2023:

1.     Trên lúa xuân:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 335,1 ha (Nhiễm nhẹ 230,1 ha, trung bình 105 ha); giảm so với CKNT 192,2 ha. Diện tích đã phòng 105 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 37,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 37,1 ha.

2. Trên cây ngô xuân:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 8,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 30,9 ha.

3. Trên cây ăn quả: Nhện các loại, rệp các loại, bọ xít, bệnh chảy gôm, bệnh sẹo, loét hại rải rác trên cây bưởi.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 6/2023:

1. Trên mạ, lúa mùa: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy các loại, cào cào, châu chấu gây hại nhẹ, chuột hại cục bộ.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại trên ngô hè thu từ 2 lá trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cần phòng trừ kịp thời ngay từ lứa đầu tiên.

3. Trên cây ăn quả: Nhện các loại, bệnh sẹo, loét, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại nhẹ, rệp các loại, sâu đục cành, ruồi vàng hại rải rác trên cây bưởi.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Trên mạ:

+ Áp dụng kỹ thuật SRI, gieo mạ thưa (1kg thóc giống trên 10m2), bón phân chuồng hoai mục và bón lót phân NPK 5.10.3 cho cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt. 

+ Xử lý hạt giống trước khi ủ bằng một số loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Cruiser Plus 312.5FS, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS, … để hạn chế  môi giới truyền bệnh lùn sọc đen và bệnh vàng lụi (vàng lá di động). Theo dõi chặt chẽ rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng trên mạ, trong trường hợp cần thiết thì phải phun trừ kịp thời trước khi cấy 3 ngày bằng một số loại thuốc trừ rầy (ví dụ: Actara 25 WG, Virtako 1.5 RG, Superking 600WP, Admaire 050 EC, Enaldo 40 FS, Ramsing 700WP, ...). Bắt mẫu phân tích giám định nguồn bệnh để có biện pháp khoanh vùng chỉ đạo kịp thời.

+ Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

- Trên lúa: Làm đất kỹ, bón vôi khử chua, xử lý rơm rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh và bệnh nghẹt rễ sinh lý sau cấy. Áp dụng kỹ thuật SRI: Bón lót phân chuồng hoai mục, phân lót đầy đủ, cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh/khóm, cấy nông tay, mật độ 35 - 40 khóm/m2; chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt.

+ Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh: Ốc bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, ...

2. Trên cây ngô:

- Sâu keo mùa thu:

+ Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ trước khi trồng; xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...)

+Biện pháp hóa học:  Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số loại thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên cây rau: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.

4. Trên cây bưởi:

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex 1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC, Etoman 20SC, ...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon 8WP, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...

- Ruồi đục quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như Soka 25EC, Dr.Jean 800EC, Biomax 1EC, … để phun phòng trừ

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.


Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT: HU - HĐND - UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện;

- Các ban ngành liên quan;

- UBND các xã và thị trấn;

- Lưu: tt và bvtv

TRƯỞNG TRẠM

(Đã ký)

Phạm Hùng