Chủ Nhật, 19/5/2024

Thông báo tình hình SVGH 7 ngày trên lúa kỳ ngày 10.5.2023 (Số 37/2023). Yên Lập.

Tuần 0. Tháng 5/2023. Ngày 10/05/2023
Từ ngày: 04/05/2023. Đến ngày: 10/05/2023

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV YÊN LẬP

 


Số: 37/TB-TT&BVTV

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Yên Lập, ngày 10 tháng 5 năm 2023

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ

 (Từ ngày 04/5 đến 10/5/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

 

Hiện nay, lúa Xuân đang trong giai đoạn ngậm sữa – chắc xanh – chín, thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Qua kết quả điều tra sinh vật gây hại (SVGH) tuần 19 cho thấy bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, rầy các loại phát sinh gây hại gia tăng trong thời gian tới. Trạm Trồng trọt và BVTV thông báo tình hình SVGH, dự báo trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I. MỘT SỐ SVGH CHÍNH VÀ DỰ BÁO:

1. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh lây lan phát triển và gây hại mạnh ở tất cả các xã, thị trấn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 6,0 - 9,5%, cao 14,5 - 25,5%. Diện tích nhiễm 339,8 ha trong đó nhiễm nhẹ 253,7 ha, nhiễm trung bình 86,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 86,1 ha.

* Dự báo: Trong thời gian tới trời nắng mưa xen kẽ. Bệnh phát sinh, phát triển lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, xanh tốt.

2. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy các loại tích lũy gia tăng mật độ và gây hại tại các xã, thị trấn. Mật độ rầy phổ biến 120 - 220 con/m2, cao 420 - 580 con/m2, mật độ trứng phổ biến 28 - 40 quả/m2. Diện tích nhiễm 95 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.

* Dự báo: Rầy các loại tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa vào giữa đến cuối tháng 5, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ ruộng nặng, có thể gây cháy ổ, cháy chòm nếu không phòng trừ kịp thời.

3. Bệnh bạc lá:

* Hiện tại: Bệnh bạc lá đã phát sinh rải rác ở các xã, thị trấn có nguồn bệnh từ vụ trước. Tỷ lệ hại phổ biến 0,5 - 2%, cao 4 - 6%.

* Dự báo: Trong thời gian tới bệnh bạc lá tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trong điều kiện thời tiết có mưa bão. Hại mạnh nhất trên xứ đồng có nguồn bệnh từ vụ trước, trên các giống lúa lai có bản lá to. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, xanh tốt.

4. Các đối tượng khác: Bọ xít dài, sâu cuốn lá, sâu đục thân, đạo ôn cổ bông hại rải rác.

 

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các xã, thị trấn tuyên truyền bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo thu hoạch những diện tích lúa đã chín với phương châm xanh nhà hơn già đồng để tránh ảnh hưởng của mưa bão và điều kiện bất lợi của thời tiết, chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ Mùa.

- Đối với diện tích lúa đang chín sữa - chín sáp cần tiếp tục chỉ đạo kiểm tra đồng ruộng, phân loại và phòng trừ triệt để các đối tượng SVGH theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV không để lây lan trên diện rộng.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20% tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục cho phép. Ví dụ như: Tilt super 300EC, Nativo 750WP, Lervil 50SC, Chevin 5SC,...

- Rầy các loại: Khi mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì cần phải phòng trừ bằng một số loại thuốc thuốc tiếp xúc để phun, ví dụ như: Hichespro 500WP,  Sherzol 205 EC, Butyl 10WP, Comda gold 5WG, Chess 50WG, Nibas 50 EC, Boxing 405EC, Babsax 40WP,... và cần phải rẽ băng từ 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa.

Lưu ý: trên diện tích lúa đã chín 2/3 bông, nếu nhiễm sâu bệnh vượt ngưỡng thì không phun thuốc phòng trừ mà chủ động thu hoạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bệnh bạc lá: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ vi khuẩn, ví dụ như: Totan 200WP, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Avalon 8WP, Sieu Khuan 700 WP....

- Các đối tượng khác: Tiếp tục theo dõi các đối tượng SVGH khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trạm Trồng trọt và BVTV trân trọng thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN huyện;

- Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu./.

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

                    

Nguyễn Thị Nam Giang