Thứ Hai, 28/10/2024

Thông báo tình hình SVGH tháng 4, dự báo tình hình SVGH tháng 5/2024 (Số 25/2024). Tam Nông.

Tuần 18. Tháng 5/2024. Ngày 03/05/2024
Từ ngày: 01/04/2024. Đến ngày: 30/04/2024

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TAM NÔNG

 


Số: 25/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


           Tam Nông, ngày 03 tháng 05 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 04/2024

Dự báo tình hình SVGH tháng 05/2024

 


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 04/2024:

1.     Trên lúa xuân muộn:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 573,2 ha (Nhiễm nhẹ 426,2 ha, trung bình 137,4 ha, nặng 9,6 ha), giảm so với CKNT 70,8 ha. Diện tích đã phòng 147 ha.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 21 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 21 ha. Diện tích đã phòng trừ 21 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 9,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 9,6 ha

Ngoài ra: Sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt, chuột phát sinh và gây hại nhẹ rải rác.

2.     Trên cây ngô xuân:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 35,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 2 ha.

- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 31,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 22,4 ha.

- Sâu đục thân, đục bắp: Diện tích nhiễm 4,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 4,2 ha.s

3. Trên cây ăn quả: Nhện các loại, rệp các loại, bọ xít, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư hại rải rác trên cây bưởi

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 05/2024:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh bạc lá: Bệnh có xu thế gia tăng và tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các xã, thị trấn cần chú ý.

- Bệnh khô vằn: Trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng bón nhiều đạm, xanh tốt, rậm rạp.

- Bệnh đạo ôn lá: Bệnh có nguy cơ gây hại trên cổ bông vào đầu tháng 5 trên diện tích đã có nguồn bệnh đạo ôn lá trong tháng 4.

- Rầy các loại: Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa vào đầu đến giữa tháng 5, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ ruộng nặng, có thể gây cháy ổ, cháy chòm. Các xã, thị trấn cần chú ý: Vạn Xuân, Hương Nộn, Dân Quyền, Lam Sơn, Bắc Sơn, ....

Ngoài ra: Sâu đục thân, chuột, bọ xít, bệnh đen lép hạt,... gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp, sâu keo mùa thu, rệp cờ hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả: Nhện các loại, bọ xít, rệp các loại, bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu đục thân, cành, vẽ bùa hại rải rác trên cây bưởi.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1.     Công tác chỉ đạo:

Do thời tiết diễn biến phức tạp nên từ nay đến cuối tháng 5, một số đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát triển và gây hại mạnh vào cuối vụ. Do đó, đề nghị UBND các xã, thị trấn hết sức quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, khoanh vùng và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất; tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở các khu dân cư về kỹ thuật nhận biết và phòng trừ sâu bệnh theo thông báo của trạm trồng trọt và BVTV huyện.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

2.1. Trên lúa xuân:

- Bệnh bạc lá: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ vi khuẩn trên lúa, ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Avalon 8WP, ViSen 20SC, Sieu Khuan 700 WP, ...).

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, thì tiến hành phun phòng trừ, ví dụ: Chevin 5SC, Cavil 60WP, Saizole 5EC, Nativo 750WG, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, ...

- Rầy các loại: Từ khi lúa trỗ đến chín sữa, mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì phun phòng trừ một số loại thuốc trừ rầy trên lúa, ví dụ: Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP,  Chess 50WG, …

- Bệnh đạo ôn: Đối với diện tích lúa nhiễm đạo ôn cuối tháng 4 thì cần phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ vào đầu tháng 5. Sử dụng các loại thuốc trừ đạo ôn , ví dụ như: Fu-army 30WP, Ban kan 600WP, Lúa vàng 20 WP, Trizole 75 WP, Bemgold750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP, Difusan 40EC, ...

Lưu ý: Trên những diện tích nhiễm rầy hằng năm (Ổ rầy), khi phun phòng trừ bệnh bạc lá, khô vằn, .... nên phun kết hợp với thuốc trừ rầy để hạn chế cháy rầy vào cuối vụ.

2.2. Trên cây ngô xuân: Chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

2.3. Trên cây rau: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.

2.4. Trên cây bưởi:

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite 300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex 1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC,  Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC, ...

- Bọ xít: Hiện tại, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có rất ít thuốc đăng ký trừ bọ xít hại bưởi và cây có múi. Có thể sử dụng các loại thuốc sinh học để xua đuổi bọ xít như:  Biomax 1EC, NeemNim Xoan Xanh Green 0.3EC; 10 – 15 ngày phun 1 lần. Hoặc tạm thời sử dụng các thuốc trừ bọ xít trên cây ăn quả và cây trồng khác như: Aremec 36EC, Dibamec 1.8EC/3.6EC, Viast 10SC, Permcide 50EC, Decis 2.5EC, Karate 2.5EC, …

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon 8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...

- Sâu đục thân, đục cành: Bắt giết xén tóc. Đối với sâu đục cành cắt bỏ cành héo đem tiêu hủy. Đối với sâu đục thân bắt giết sâu non khi mới gây hại (khi đùn mùn trắng ra ngoài).

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT: HU - HĐND - UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện;

- Các ban ngành liên quan;

- UBND các xã và thị trấn;

- Lưu. bvtv

TRƯỞNG TRẠM

 

(Đã ký)

 

 

Phạm Hùng