Chủ Nhật, 24/11/2024
Thông báo cao điểm sâu bệnh kỳ 30/5. Dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Gửi bài In bài

I/ DIỄN BIẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:

1, Rầy các loại (Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám):

* Hiện tại: Rầy gây hại nhẹ đến trung bình tại hầu hết các huyện, mật độ trung bình 150 - 300 con/m2, cao 1.000 - 1.900 con/m2, cục bộ ổ nhỏ 3.000 con/m2 (Cẩm Khê), phát dục chủ yếu trưởng thành, tuổi 1, 2, 3. Mật độ trứng trung bình 20 - 100 quả/m2, cao 1.500 - 1.800 quả/m2, cục bộ 2.500 quả/m2 (Cẩm Khê).

Tổng diện tích nhiễm 1.426,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.121,4 ha, nhiễm trung bình 305 ha, nhiễm nặng 25,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 1.118,6 ha.

* Dự báo: Rầy tiếp tục đẻ trứng, mật độ trứng sẽ tiếp tục tăng cao trong vài ngày tới. Rầy cám lứa 4 nở rộ từ 04/6 trở đi và gây hại trên các trà lúa giai ngậm sữa - chắc xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng và có khả năng gây cháy chòm nếu không được phòng trừ. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Tân Sơn, Phù Ninh, Đoan Hùng, Tam Nông, ...

2, Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh gây hại trên tất cả các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 10 - 15%, cao 30 - 40%, cục bộ ổ nhỏ 50 - 67% (Phú Thọ, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh).

Tổng diện tích nhiễm 9.227,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 4.651,1 ha, nhiễm trung bình 2.940 ha, nhiễm nặng 1.636,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 5.100,2 ha, trong đó diện tích phun 1 lần là 4.643,1 ha; phun 2 lần là 457,1 ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, hại nặng trên các ruộng bón nhiều đạm xanh tốt, lá rậm rạp, ruộng bị hạn,... Các huyện cần chú ý: Phú Thọ, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Việt Trì, Yên Lập,...

3, Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác tại các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Việt Trì. Mức độ hại nhẹ, tỷ lệ hại trung bình 0,6 - 4,6 %, cao 10 - 15%. Diện tích nhiễm 68,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 68,7 ha, nhiễm nặng 0,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 68,4 ha.

* Dự báo: Đề phòng thời tiết có mưa bão, bệnh sẽ phát triển, lây lan rất nhanh, gây cháy khô bộ lá đòng ảnh hưởng lớn đến năng suất, đặc biệt lưu ý trên các giống lúa lai, ruộng bón nhiều đạm. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Việt Trì, ...

4, Ngoài ra: Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện rải rác tại Cẩm Khê, Lâm Thao.  Chuột, bọ xít dài gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Các đối tượng: Sâu đục thân, bọ xít, ve sầu bọt gây hại nhẹ trên diện hẹp. Thời gian tới cần tiếp tục theo dõi và phòng trừ khi đến ngưỡng.

II/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

* Rầy các loại: Chỉ phun trừ rầy ở những ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc nội hấp như Victory 585EC, Ba Đăng 300 WP, Midan 10 WP, Sectox 10WP, Actara 25 WP, ... hỗn hợp với các thuốc Bassa 50 EC, Superista 25 EC, Penalty Gold 50 EC pha theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Khi phun phải rẽ băng rộng 0,8 - 1m và phun kỹ vào gốc lúa.

* Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Validacin 5 SL, Anvil 5SC, Cavil 50 SC, Lervil 5 SC, Tilvil 50 SC, V-T Vil 500 SC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

* Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, dùng Sansai 20WP, PN-Balacide 32 WP, Starner 20WP, Xanthomix 20WP, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn