Chủ Nhật, 24/11/2024
THÔNG BÁO SÂU BỆNH THÁNG 12 NĂM 2010. DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 01 NĂM 2011
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 12/2010:

1. Thời tiết: Trong tháng ngày trời nắng nhẹ, đêm và sáng trời nhiều sương. Giữa và cuối tháng do ảnh hưởng của không khí lạnh có mưa nhỏ kéo dài, trời rét. Nhiệt độ trung bình 18 - 200C, cao 22 - 240C, thấp 14 - 16oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

- Mạ chiêm, xuân sớm: Gieo - 4 lá.

- Lúa chiêm, xuân sớm: Cấy  - hồi xanh.

- Rau: Phát triển thân lá - thu hoạch.

- Ngô đông: Chín sáp.

- Đậu tương: Chín - thu hoạch.

- Chè kinh doanh: Đốn qua đông.

- Cây cao su: Phát triển thân, cành.

- Cây lâm nghiệp: Chăm sóc cây con ở vườn ươm.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên mạ: Chuột, bệnh sinh lý, bọ trĩ, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ rải rác tại một số huyện gieo mạ chiêm, xuân sớm như: Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Phú Thọ, Thanh Ba, Việt Trì. Bệnh đạo ôn đã xuất hiện và hại cục bộ trên giống lúa nếp tại Lâm Thao.

b, Trên lúa chiêm xuân sớm: Bệnh sinh lý, bọ trĩ, rầy các loại hại nhẹ rải rác tại Hạ Hoà.

c, Trên rau:

- Bọ nhảy: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Phú Thọ, Tam Nông, Việt Trì. Diện tích nhiễm là 115,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ 100,6 ha, nhiễm trung bình 15,3 ha. Diện tích phòng trừ là 16,8 ha.

- Sâu xanh: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Sơn, Tam Nông, Việt Trì, Diện tích nhiễm 115,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 98,3 ha, nhiễm trung bình 16,9 ha. Diện tích phòng trừ là 40 ha.

Ngoài ra: Sâu tơ, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp, bệnh đốm vòng, bệnh sương mai cà chua gây hại nhẹ.

d, Trên cây đậu tương:

- Sâu đục quả: Gây hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Hạ Hoà, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, ... cục bộ hại nặng tại Hạ Hoà. Diện tích nhiễm là 71,1 ha, trong đó nhiễm nhẹ 57,2 ha, nhiễm trung bình 9,8 ha, nhiễm nặng 4 ha. Diện tích đã phòng trừ 21,8 ha, trong đó phòng trừ 1 lần là 15,2 ha, phòng trừ 2 lần là 6,6 ha.

- Ruồi đục thân: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, .... cục bộ hại nặng tại Hạ Hoà. Diện tích nhiễm là 61,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 48,3 ha, nhiễm trung bình 9,6 ha, nhiễm nặng 3,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 23,3 ha, trong đó phòng trừ 1 lần là 19,1 ha, phòng trừ 2 lần là 4,2 ha.

Ngoài ra: Chuột, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai gây hại nhẹ.

e, Trên cây ngô:

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình hầu hết tại các huyện, cục bộ hại nặng tại Hạ hoà, Lâm Thao. Diện tích nhiễm là 1.640,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1200,7 ha, nhiễm trung bình 427 ha, nhiễm nặng 12,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 222,2 ha.

- Bệnh đốm lá lớn: Bệnh xuất hiện hầu hết tại các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.076 ha, trong đó nhiễm nhẹ 835,8 ha, nhiễm nhẹ 240,2 ha. Diện tích phòng trừ 36 ha.

- Sâu đục thân, đục bắp: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Tam Nông, ... Diện tích nhiễm 521,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 463,1 ha, nhiễm trung bình 58,4 ha. Diện tích phòng trừ 140,4 ha.

- Chuột: Gây hại cục bộ tại các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Việt Trì, Yên Lập, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 105 ha, trong đó nhiễm nhẹ 66,2 ha, nhiễm trung bình 38,8 ha.

- Rệp: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Sơn. Diện tích nhiễm 559,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 538 ha, nhiễm trung bình 21,2 ha. Diện tích phòng trừ 97 ha.

Ngoài ra: Châu chấu, sâu ăn lá, bệnh đốm lá nhỏ gây hại rải rác trên ngô gieo muộn.

g, Trên cây chè: Các đối tượng sâu bệnh gây hại giảm.

- Bọ xít muỗi:  Hại nhẹ đến trung bình tại Tân Sơn. Diện tích nhiễm 350,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 164,3 ha, nhiễm trung bình 186,5 ha. Diện tích phòng trừ 314,7 ha.

- Ngoài ra: Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ.

h, Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, rệp muội hại nhẹ trên cây bưởi tại Đoan Hùng. Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải tại Cẩm Khê, Lâm Thao, Hạ Hoà, Phú Thọ.

i, Trên cây cao su: Bệnh đốm đen đầu lá hại nhẹ rải rác tại Cẩm Khê.

k, Trên cây lâm nghiệp: Mối gốc, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn tại Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 01/2011:

1. Trên lúa chiêm xuân, mạ xuân muộn:

- Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng mới gieo, ruộng bị hạn.

- Bệnh sinh lý gây hại nhẹ đến trung bình. Đề phòng thời tiết rét đậm và khô hạn kéo dài lúa chiêm mới cấy bị chết rét, bệnh sinh lý phát triển gây hại nặng, đặc biệt hại nặng trên mạ xuân muộn mới gieo và gieo mạ không che phủ nilon.

- Ngoài ra: Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ trĩ, châu chấu, rầy các loại gây hại nhẹ.

2. Trên rau:

- Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Sơn, Tam Nông, Việt Trì, Phú Thọ, ...

- Rệp: Trong điều kiện thời tiết khô hanh rệp muội tiếp tục phát sinh phát triển  gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Việt Trì, Phú Thọ, ...

- Ngoài ra: Bệnh thối nhũn, đốm vòng gây hại nhẹ đến trung trên cải bắp. Bệnh héo xanh, xoăn lá cà chua hại nhẹ, cục bộ ổ nặng.

3. Trên ngô: Rệp cờ, bệnh khô vằn, chuột, sâu đục thân, đục bắp gây hại trên diện hẹp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện tích ngô muộn. Các huyện trồng ngô muộn cần chú ý: Thanh Ba, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Phù Ninh, ...

4. Trên chè: Các đối tượng: Nhện đỏ, rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh chấm xám, bệnh phồng lá chè hại nhẹ rải rác.

5. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp sáp hại cục bộ trên bưởi tại Đoan Hùng; Bệnh thán thư trên cây hồng; Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải tại các huyện Cẩm Khê, Lâm Thao, Hạ Hoà, Phú Thọ.

6. Cây cao su: Bệnh đốm đen đầu lá tiếp tục gây hại nhẹ. Đề phòng bệnh phấn trắng phát sinh gây hại trên diện tích cây cao su tuổi 1; 2 tại huyện Cẩm Khê.

7. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn tại các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà, ... Kiến, mối, bọ hung, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại cây con giai đoạn vườn ươm.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa chiêm xuân, mạ xuân muộn:

- Đối với lúa chiêm xuân mới cấy: Chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cần duy trì đủ lượng nước trong ruộng, không nên bón thúc đạm vào những ngày trời rét, nhiệt độ xuống dưới 150C.

- Đối với mạ: Chăm sóc, chống rét để đảm bảo đủ mạ cấy. Gieo mạ xuân muộn cần áp dụng biện pháp tổng hợp: Gieo mạ đúng khung thời vụ, không gieo quá dày, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân kết hợp bón tro bếp, giữ đủ nước trong ruộng mạ, che phủ nilon chống rét và hạn chế bệnh sinh lý gây hại.

- Thường xuyên diệt trừ chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

2. Cây ngô: Tập trung thu hoạch những diện tích ngô đã chín. Trên diện tích ngô muộn, phòng trừ rệp, sâu đục thân đục bắp, bệnh khô vằn bằng các thuốc đặc hiệu, tích cực diệt trừ chuột bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Cây rau: Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Cây ăn quả: Phun phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa trên bưởi; sâu ăn lá, bệnh thán thư trên cây hồng; bệnh sương mai, nhện lông nhung trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

5. Cây cao su: Sau thời gian rụng lá theo đặc tính thì cây sẽ mọc lá mới, ở giai đoạn búp lá (lá có màu tím nhạt): Sử dụng các loại thuốc Sulox 80WP, Binhnavil 50SC  pha theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì phun phòng trừ bệnh phấn trắng.

6. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chú trọng bệnh héo ngọn, khô cành trên rừng trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc: Binhconil 75WP, Cavil 60WP hoặc các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Chlorothalonil. Chú ý chống rét và sương muối cho cây con ở vườn ươm.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn