Thứ Tư, 8/1/2025
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 01 - DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 02 NĂM 2011
Gửi bài In bài
Điều tra sâu bệnh trên mạ tại xã Thuỵ Vân - tp Việt Trì

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 01/2011:

1. Thời tiết: Trong tháng do ảnh hưởng của nhiều đợt không khí lạnh tăng cường, trời có mưa nhỏ và rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhiệt độ trung bình 11 - 120C, cao 15 - 160C, thấp 7 - 8oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển chậm.

2. Cây trồng:

- Mạ xuân muộn: Mới gieo - 2,5 lá.

- Lúa chiêm, xuân sớm: Bén rễ  - hồi xanh.

- Rau: Phát triển thân lá - thu hoạch.

- Ngô đông: Thu hoạch.

- Chè kinh doanh: Đốn qua đông.

- Cây cao su: Phát triển thân, cành.

- Cây lâm nghiệp: Gieo hạt giống - cấy cây mầm ở vườn ươm.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên mạ:

- Bệnh sinh lý: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Việt Trì, Yên Lập, Tam Nông, Phù Ninh, Hạ Hoà, ... Diện tích nhiễm là 52,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ 41,6 ha, nhiễm trung bình 10,7 ha. Diện tích đã phòng trừ là 24,6 ha.

- Các đối tượng:  Rầy các loại, sâu cuốn nhỏ, chuột gây hại nhẹ rải rác.

b, Trên lúa chiêm,  xuân sớm:

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý, vàng lá sinh lý: Xuất hiện tại các huyện Việt Trì, Phù Ninh, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, ... Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại Việt Trì, Phù Ninh.

+ Diện tích nhiễm bệnh nghẹt rễ sinh lý là 200 ha, trong đó nhiễm nhẹ 40 ha, nhiễm trung bình 80 ha, nhiễm nặng 80 ha tại Việt Trì.

+ Diện tích nhiễm bệnh vàng lá sinh lý là 103,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 98 ha, nhiễm trung bình 2,9 ha, nhiễm nặng 2,9 ha tại Phù Ninh.

- Các đối tượng: Rầy các loại, chuột hại nhẹ rải rác.

c, Trên rau:

- Sâu xanh: Gây hại tại các huyện Tam Nông, Việt Trì, Yên Lập, Lâm Thao, Thanh Sơn, Cẩm Khê, ... Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại Việt Trì. Diện tích nhiễm là 92,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 71,7 ha, nhiễm trung bình 18,9 ha, nhiễm nặng 2 ha. Diện tích phòng trừ 16,9 ha.

- Bệnh sương mai: Gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Hạ Hoà, Yên Lập, Việt Trì... Mức độ hại nhẹ, cục bộ hại nặng tại Thanh Sơn. Diện tích nhiễm là 37,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 36,5 ha, nhiễm nặng 1,3 ha.

- Các đối tượng: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp, bệnh đốm vòng, bệnh héo xanh gây hại nhẹ.

d, Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ đến trung bình trên một số diện tích ngô trồng muộn tại các huyện Đoan Hùng, Phú Thọ, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập...

- Diện tích nhiễm bệnh khô vằn là 1.216 ha, trong đó nhiễm nhẹ 900 ha, nhiễm trung bình 316 ha. Diện tích phòng trừ 34,8 ha.

- Diện tích nhiễm bệnh đốm lá lớn là 793 ha, trong đó nhiễm nhẹ 627,6 ha, nhiễm trung bình 165,4 ha.

- Diện tích nhiễm sâu đục thân, đục bắp là 363,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 342,5 ha, nhiễm trung bình 21,3 ha. Diện tích phòng trừ 21,2 ha.

- Ngoài ra: Chuột, bệnh đốm lá nhỏ gây hại nhẹ.

e, Trên cây cao su: Bệnh đốm đen đầu lá hại nhẹ rải rác tại Cẩm Khê.

g, Trên cây ăn quả: Rệp muội hại nhẹ trên cây bưởi tại Đoan Hùng. Nhện lông nhung, bệnh sương mai hại nhẹ trên cây nhãn, vải tại Cẩm Khê.

h, Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn tại Yên Lập, Hạ Hoà.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 02/2011:

1. Trên lúa chiêm, xuân sớm, mạ xuân muộn:

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý, vàng lá sinh lý: Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, bệnh tiếp tục phát triển gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, đặc biệt trên lúa mới cấy và trên mạ xuân muộn khi gieo không che phủ nilon.

 - Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, đồi, ven kênh mương, đường lớn, ruộng bị hạn.

- Bọ trĩ, ruồi đục nõn gây hại trên trà lúa xuân sớm, xuân muộn giai đoạn lúa bén rễ - hồi xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra: Ốc bươu vàng gây hại cục bộ trên trà lúa xuân muộn giai đoạn cấy - hồi xanh. Rầy các loại, cào cào, châu chấu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại nhẹ. Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, có mưa ẩm kéo dài bệnh đạo ôn lá xuất hiện gây hại trên trà lúa chiêm đầm, xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh.

2. Trên rau:

- Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Tam Nông, Việt Trì, Yên Lập, Lâm Thao, Thanh Sơn, Cẩm Khê....

- Ngoài ra: Rệp, bệnh thối nhũn, đốm vòng gây hại nhẹ đến trung trên cải bắp, su hào. Bệnh héo xanh, xoăn lá cà chua hại nhẹ, cục bộ ổ nặng.

3. Trên ngô xuân: Sâu xám, chuột, sâu ăn lá, bệnh sinh lý gây hại nhẹ, cục bộ ổ nặng.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu đục thân cành, nhện đỏ, rệp sáp hại cục bộ trên bưởi Đoan Hùng. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

5. Cây cao su: Bệnh đốm đen đầu lá tiếp tục gây hại nhẹ. Đề phòng bệnh phấn trắng phát sinh gây hại trên diện tích cây cao su tuổi 1, 2 tại huyện Cẩm Khê.

6. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn tại các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà,... Kiến, mối, bọ hung, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại cây con giai đoạn vườn ươm.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa chiêm đầm, xuân sớm:

- Duy trì đủ nước trong ruộng, bón phân và làm cỏ sớm khi thời tiết ấm nhằm hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lý.

- Tích cực phòng trừ chuột hại bằng các biện pháp tổng hợp.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các ổ sâu bệnh hại, chú ý theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời đối tượng rầy các loại ở những nơi đã bị nhiễm bệnh virus trên ngô để hạn chế bệnh lùn sọc đen gây hại trên lúa.

2. Trên mạ và lúa xuân muộn:

- Phòng chống rét cho mạ bằng che phủ nilon, duy trì nước trong ruộng, bón bổ sung phân lân và tro bếp. Tích cực phòng trừ chuột bằng biện pháp thủ công, đào hang, đánh bẫy, quây rào ni lon, dùng bả chuột sinh học, ...

- Chỉ đạo cấy lúa xuân muộn đúng khung lịch thời vụ, không cấy lúa khi nhiệt độ dưới 150C, bón lót phân chuồng đầy đủ, cân đối các loại phân N, P, K.

3. Cây rau: Chăm sóc rau theo quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Cây ăn quả: Phun phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa trên bưởi; bệnh sương mai, nhện lông nhung trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

5. Cây cao su: Sử dụng thuốc đặc hiệu phòng trừ bệnh đốm đen đầu lá trên cây cao su và dùng một trong các loại thuốc: Sulox 80WP, Binhnavil 50SC phun phòng bệnh phấn trắng khi cây ra lá mới.

6. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chú trọng bệnh héo ngọn, khô cành trên rừng trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc: Binhconil 75WP, Cavil 60WP hoặc các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Chlorothalonil. Phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây con bạch đàn, bệnh phấn trắng cho cây keo ở vườn ươm bằng các thuốc đặc hiệu. Chú ý chống rét và sương muối cho cây con ở vườn ươm.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn