Thứ Tư, 8/1/2025
Thông báo tình hình ốc bươu vàng và bệnh sinh lý hại lúa cần phòng trừ trong tháng 7
Gửi bài In bài

   Hiện nay, các địa phương đang tập trung chỉ đạo gieo cấy, chăm sóc lúa vụ mùa. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra sâu bệnh từ ngày 4 - 8/7/2011, ốc bươu vàng và bệnh sinh lý đã xuất hiện và gây hại cần phải chỉ đạo phòng trừ, cụ thể

1. Ốc bươu vàng:

* Hiện tại: Ốc đã xuất hiện và gây hại tại các huyện Lâm Thao, Việt Trì, Thanh Ba, Đoan Hùng, Cẩm Khê, ... Mật độ trung bình 1 - 3 con/m2, cao 5 - 7 con/m2, cục bộ 10 - 20 con/m2 (Lâm Thao, Việt Trì, Đoan Hùng). Diện tích nhiễm tới 10/7/2011 là 1.195 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 808 ha, nhiễm trung bình là 276 ha, nhiễm nặng là 112 ha, cao hơn TBNN. Diện tích đã phòng trừ là 664 ha.

* Dự báo: Ốc liên tục gối lứa đẻ trứng và nở, mật độ ốc tiếp tục gia tăng  gây hại lúa giai đoạn cấy - hồi xanh, đẻ nhánh; Ốc cắn ngang thân cây lúa làm mất khoảng, có thể phải gieo cấy lại nếu bị hại nặng. Đặc biệt chú ý trên những ruộng vàn trũng, ruộng gieo sạ và cấy mạ non. Dự kiến diện tích nhiễm trong tháng 7 là 3.000 ha; Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Thanh Sơn, Tân Sơn, Việt Trì, Thanh Ba, Đoan Hùng, Cẩm Khê,...

2. Bệnh sinh lý:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại sớm và cao hơn so với TBNN; Tỷ lệ dảnh hại trung bình 5 - 7%, cao 10 - 15%; Bệnh làm cho rễ cây lúa không phát triển, rễ thối đen, cây lúa vàng, còi cọc, chậm hồi xanh, đẻ nhánh ít.

Nguyên nhân: Do áp lực thời vụ nên đất không được phơi ải, làm không kỹ, lượng gốc rạ tươi chưa kịp phân hủy sinh ra độc tố làm thối đen rễ, hạn chế quá trình hút dinh dưỡng của cây.

* Dự báo: Điều kiện thời tiết nắng nóng, bệnh phát triển nhanh, gây hại nặng trên các chân ruộng cao hạn mất nước, ruộng dộc chua và ruộng lầy thụt. Mức độ hại trung bình đến nặng; Dự kiến diện tích nhiễm trong tháng 7 là 4.000 ha.

3. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

* Đối với Ốc bươu vàng:

- Biện pháp thủ công: Thu gom trứng, bắt ốc tiêu diệt. Có thể dùng các loại bẫy như lá đu đủ, lá chuối, lá khoai lang, xơ mít,... đặt theo hàng trong ruộng, ấn xuống dưới nước để ốc bám vào, sau đó theo bẫy thu bắt ốc và tiêu diệt.

- Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc Clodansuper 700 WP pha gói 10g thuốc / 1bình 10 - 12 lít nước hoặc Mossade 700WP pha gói 18 g thuốc / 1 bình 16 lít nước phun cho 1 sào. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát và phải giữ nước trên ruộng từ  3 - 5 cm để tăng hiệu quả của thuốc.

* Đối với bệnh sinh lý: Sục bùn, bón thúc sớm sau cấy 7 - 10 ngày sẽ hạn chế bệnh phát triển. Ruộng đã bị bệnh phải sục bùn làm cỏ ngay để giải phóng, trung hòa độc tố trong đất kết hợp phun bổ sung các loại phân bón lá. Nơi chủ động tưới tiêu, có thể tháo cạn phơi ruộng 1 - 2 ngày rồi đưa nước vào ruộng.

* Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Tích cực chỉ đạo diệt chuột ngay từ đầu vụ bằng các biện pháp thủ công, hóa học để hạn chế chuột sinh sản gây hại trong cả vụ mùa và vụ đông.

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn