Thứ Bảy, 23/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và cây màu vụ mùa 2010
Gửi bài In bài
    Hiện nay, lúa và các cây trồng màu vụ mùa trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ làm  đòng, phân hóa hoa – đây là thời kỳ rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại. Qua kết quả điều tra sâu bệnh kỳ 25-7-2010 cho thấy: Một số đối tượng gây hại đã xuất hiện trên trà lúa mùa sớm, mùa trung như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy, chuột…, đặc biệt bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đã ra rộ với mật độ cao; dự báo sâu non sẽ nở và gây hại từ đầu tháng 8 trở đi, nhiều diện tích sẽ có mật độ sâu trên 100 con/m2, nếu không phòng trừ kịp thời bộ lá sẽ bị tổn thương lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

    Để bảo vệ an toàn cho sản xuất và đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ mùa năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

    Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị: Huy động lực lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã tiến hành ngay một đợt tổng kiểm tra đồng ruộng trên địa bàn để nắm rõ diện tích, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng vụ mùa và xác định các giải pháp kỹ thuật cần can thiệp. Đặc biệt trên cơ sở kết quả kiểm tra: Chỉ đạo Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, các phòng ban có liên quan làm tốt công tác điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh, hướng dẫn kịp thời các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ mùa để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Yêu cầu UBND cấp xã, các khu dân cư thông báo cụ thể trên loa truyền thanh, các bảng tin về diện tích nhiễm sâu bệnh, mức độ nhiễm, đối tượng sâu bệnh gây hại trên từng cánh đồng, xứ đồng cụ thể,… ngưỡng sâu bệnh cần phải phun trừ; đồng thời hướng dẫn thời điểm phun, loại thuốc đặc hiệu cần sử dụng; chỉ đạo rút ngắn thời gian phun và tổ chức phun đồng bộ, triệt để để giảm tối đa mức độ thiệt hại cũng như tránh nguy cơ lây lan dịch sâu bệnh trên diện rộng. Trong quá trình thực hiện, yêu cầu trưởng khu dân cư, khuyến nông cơ sở thực hiện sát sao việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả phun phòng trừ trên đơn vị được giao quản lý, theo dõi.

    Đồng thời chỉ đạo các đội quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành cấp huyện phối hợp với chính quyền cấp xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng cao điểm để nâng giá bán, bán hàng giả, hàng cấm và kém phẩm chất… Chỉ đạo các đại lý cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn chuẩn bị đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư sẵn sàng đáp ứng phục vụ nhu cầu của nhân dân.

    Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kỹ thuật (Chi cục bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyến nông) làm tốt công tác điều tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, công tác tập huấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ hiệu quả; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt xây dựng các phóng sự, chuyên đề về bảo vệ thực vật phục vụ trong thời gian cao điểm phòng trừ. Chỉ đạo Chi cục bảo vệ thực vật liên hệ và làm việc với các Công ty cung ứng dịch vụ vật tư thuốc bảo vệ thực vật, định hướng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ các sản phẩm thuốc đặc hiệu, có chất lượng theo yêu cầu của sản xuất; đề nghị tạo các điều kiện thuận lợi cho người nông dân như hình thức cấp thuốc ngay và thanh toán cuối vụ (chậm trả)…

    Thành lập các đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất và công tác phòng trừ sâu bệnh vụ mùa của cấp huyện và cấp xã.

    Giám đốc Sở Công thương: Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường phối hợp với thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT, của UBND cấp huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn