Thứ Bảy, 23/11/2024
Đánh giá kết quả phòng trừ sâu bệnh vụ mùa 2016
Gửi bài In bài
Nông dân xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn tích cực triển khai gieo trồng và chăm sóc rau vụ đông 2016

Vụ mùa 2016, thời vụ và tiến độ gieo cấy bị áp lực cao do lúa chiêm xuân thu hoạch muộn và thời tiết nắng nóng gay gắt trong thời gian làm đất, gieo cấy, cây lúa sau cấy sinh trưởng chậm. Giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng bị ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 làm ngập úng gần 2 nghìn ha lúa, ngô và hoa màu, đồng thời là điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại. Song, được sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp Ủy, Chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự chỉ đạo trực tiếp của Cục BVTV, Sở Nông nghiệp và PTNT, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bà con nông dân, cán bộ công chức, viên chức Chi cục BVTV Phú Thọ đã khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật vụ mùa 2016.

Về tình hình sâu bệnh: Cán bộ Chi cục thường xuyên bám đồng, lội ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình sâu bệnh, tập trung hướng dẫn áp dụng các biện pháp IPM trên cây trồng, do đó, nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại nhẹ hơn so với vụ mùa năm 2015. Sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm 17.464 ha, trong đó nhiễm nặng 2.142 ha, giảm khoảng 4 lần diện tích nhiễm nặng so với năm 2015; Sâu đục thân 2 chấm diện tích nhiễm 919,2 ha, giảm gần 3 lần, trong đó nhiễm nặng 40,8 ha giảm hơn 5 lần so với năm 2015; Chuột diện tích nhiễm là 1.311,3 ha, thấp hơn gần 3 lần so với năm 2015;  Bệnh sinh lý diện tích nhiễm 453,6 ha, thấp hơn 3 lần so với năm 2015. Rầy các loại diện tích nhiễm 607,8 ha, thấp hơn 4 lần so với vụ mùa 2015 và không có diện tích nhiễm nặng. Bệnh khô vằn diện tích nhiễm  là 13.395,8 ha, tương dương vụ mùa 2015. Riêng với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn năm 2016 cao hơn so với năm 2015 là do ảnh hưởng của mưa bão, diện tích nhiễm 1.696 ha (cao hơn 5 lần so với năm 2015), trong đó nhiễm nặng 17,5 ha. Ngoài ra: Ốc bươu vàng gây hại đầu vụ; bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, châu chấu,... gây hại nhẹ. 

Về kết quả chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh: Hầu hết diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng được phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn trên các cây trồng chính của tỉnh. Trên lúa: Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh là 37.479,5 lượt ha; trong đó nhiễm trung bình đến nặng là 17.896,2 lượt ha; Tổng diện tích đã phòng trừ là 17.895,9 lượt ha. Tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh trên lúa là 0,37%; Trong đó, trà mùa sớm là 0,38%, trà mùa trung là 0,36%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (Vụ mùa 2015, tỷ lệ thiệt hại chung là 0,52%; trong đó trà mùa sớm 0,53%, mùa trung 0,50%).

Để có được kết quả trên, ngay từ đầu vụ Chi cục BVTV đã chủ động xây dựng và triển khai phương án BVTV vụ mùa; Chỉ đạo và thực hiện tốt công tác điều tra, DTDB trên khu vực, điểm điều tra (cây lúa 39 khu vực; cây chè 21 khu vực; cây ăn quả 4 khu vực và cây rừng 4 khu vực) phù hợp với cây trồng và sinh thái của tỉnh. Ngoài ra, Chi cục đã tổ chức điều tra bổ sung mở rộng tuyến, tăng số điểm điều tra vào kỳ cao điểm; Chỉ đạo thực hiện 16 kỳ điều tra trên lúa, ngô, chè, cây ăn quả và 8 kỳ điều tra trên cây lâm nghiệp; Thực hiện 16 kỳ điều tra phát hiện, thống kê diện tích trên cây lúa, ngô, rau, chè, cây ăn quả và 8 kỳ điều tra trên cây lâm nghiệp, 4 đợt tổng điều tra sâu bệnh nhằm đánh giá chính xác diễn biến tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng; Ban hành 16 thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày theo quy định; 04 thông báo sâu bệnh tháng; 06 thông báo tình hình sâu bệnh 10 ngày. Bên cạnh đó, đã chủ động tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản chỉ đạo chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp chỉ đạo, đôn đốc, thống kê, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hàng ngày trong thời gian cao điểm.

 Ngoài ra, Chi cục đã đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng: Tổ chức  lớp 02 lớp TOT trên chè và rau cho 60 cán bộ kỹ thuật Chi cục và khuyến nông cơ sở; tổ chức 8 lớp FFS trên cây chè, cây rau, cây bưởi cho 240 nông dân nòng cốt tại 4 huyện Thanh Ba, Thanh Sơn, Tam Nông, Đoan Hùng. Tổ chức và phối hợp tổ chức 193 cuộc tập huấn, tuyên truyền về kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa cho 10.772 lượt cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện 8 phóng sự và chuyên mục hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; biên tập và gửi đăng báo, tạp chí, Website Sở 4 bài thuộc lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật giúp nhân dân nâng cao nhận thức chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề cho nền nông nghiệp bền vững.

Trong thời gian tới, để công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trong vụ đông xuân 2016 – 2017 đạt hiệu quả cao, các cấp chính quyền cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai áp dụng IPM trên cây trồng, đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng áp dụng SRI trên lúa, tạo điều kiện hình thành phát triển các tổ dịch vụ bảo vệ thực vật ở cơ sở góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra./.

 

KS. Bùi Thị Việt Oanh

Chi cục Bảo vệ thực vật

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn