SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
Số: 264 /TB-TT&BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 28 tháng 8 năm 2019
|
THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật gây hại (SVGH)
07 ngày trên lúa
(Từ ngày 21/8 đến 27/8/2019, dự báo trong 7 ngày tới và biện
pháp phòng trừ)
Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sáp
- chín, trà trung trong giai đoạn đòng, trỗ - chín sữa, qua điều tra tình
hình SVGH ngày 26 - 27/8/2019, Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ thông báo kết quả và đề xuất các
biện pháp phòng trừ như sau:
I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:
1. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Phát
sinh ở hầu hết các huyện, thành, thị. Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,0 -
8,0%, cao 10,9 - 29,7%, cục bộ 32 - 34% (Lâm Thao, Tam Nông). Diện tích nhiễm 3.361
ha, trong đó nhiễm nhẹ 2.111,5 ha, trung bình 1.249,5 ha. Diện tích đã phòng
trừ 1.245,1 ha.
* Dự báo: Bệnh sẽ
tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp,
bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các huyện cần lưu ý: Tam Nông, Thanh
Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Thủy, Việt Trì.
2. Bọ xít dài:
* Hiện tại: Phát sinh gây hại tại Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh
Ba, Tân Sơn, Yên Lập. Mật độ phổ biến 0,2 - 2,0 con/m2, cao 3,0 - 6,0
con/m2; diện tích nhiễm 387,2 ha (Nhiễm nhẹ 308,1 ha, trung bình 79,1
ha). Diện tích đã phòng trừ 79,1 ha.
* Dự báo: Bọ xít
dài tiếp tục di chuyển, gây hại đối trên diện tích lúa mới trỗ, giống lúa thơm,
lúa chất lượng ven đồi rừng, ven gò, bờ cỏ, đặc biệt là những diện tích trỗ sau
của trà trung.
3. Sâu cuốn lá nhỏ:
* Hiện tại: Sâu non lứa 6 gây hại cục bộ tại huyện
Thanh Sơn, Lâm Thao trên một số diện tích lúa trà trung trỗ xung quanh 05/9,
mức độ hại nhẹ đến trung bình; mật độ phổ biến 7,0 - 10 con/m2, cao 21 - 40 con/m2. Diện tích nhiễm 683,4 ha (Nhiễm nhẹ 271,4 ha, trung bình 412 ha). Diện tích đã phòng trừ 412 ha.
* Dự báo: Sâu
cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại nhẹ trên diện tích lúa đang làm đòng - trỗ, sau đó
chuyển lứa.
4. Ngoài ra: Rầy
gây hại nhẹ và rải rác, tiếp tục tích luỹ mật độ gây hại trong đầu tháng 9. Bệnh
bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân gây hại rải rác. Chuột hại cục bộ.
II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG
TRỪ:
1. Biện
pháp chỉ đạo:
Hiện tại, bà con nông dân đang chuẩn bị bước vào thu
hoạch trà lúa mùa sớm; tuy nhiên, để tiếp tục chỉ đạo phòng trừ các đối tượng
sâu bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản xuất vụ mùa, Chi cục Trồng trọt và
BVTV đề nghị:
- UBND các huyện, thành, thị tiếp tục quan
tâm chỉ đạo các phòng, trạm, các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân chăm sóc,
phòng trừ SVGH trên lúa, theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý
hiệu quả, không chủ quan, lơ là về cuối vụ, đặc biệt là dịp nghỉ lễ Quốc
Khánh 02/9/2019; đồng thời đôn đốc nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi
tiến hành thu hoạch nhanh gọn trà lúa sớm đã chín để chuẩn bị gieo trồng cây vụ
Đông theo kế hoạch.
- Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, thành, thị: Tăng
cường công tác điều tra, DTDB, ra thông báo hàng tuần, tham mưu Cấp ủy, Chính
quyền địa phương chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu
quả; viết tin, bài gửi các xã, thị trấn về hướng dẫn các biện pháp phòng trừ
các đối tượng sinh vật gây hại phát trên loa truyền thanh của khu dân cư.
2. Kỹ thuật phòng trừ:
- Bệnh khô vằn:
Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng
các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP,
Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Daconil 75WP, Galirex 55SC, ...
- Bọ xít dài: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ bọ xít trên 6
con/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ bọ xít dài đã được đăng
ký, ví dụ: Bestox 5EC,
Cymerin 25EC, Fenbis 25EC, Sherzol 205EC, Eska 250EC,... Chú ý cần phun theo
đường xoáy chân ốc và phun vào lúc sáng sớm khi bọ xít co cụm ướt cánh ít di
chuyển và tập trung dễ tiêu diệt.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Cần phân loại đồng ruộng để phòng trừ, phun khi mật độ sâu trên 20 con/m2,
sâu tuổi 1 - 2. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá để phòng trừ, ví dụ
thuốc: Clever 300WG, Ammate 30WG, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC, Hd-Fortuner
150 EC, Tasieu 5WG, Emagold 6.5WG, Amagong 55WP, Virtako 1.5GR, Sherpa 10EC,
Sausto 1EC, Mopride 20WP, ....
Lưu
ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong cần thu
gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi
nhận:
- Cục BVTV; TTBVTVPB (b/c);
- Sở NN và PTNT: Ô. Anh - PGĐ
(b/c);
- UBND các huyện, thành, thị;
- Phòng KHTC, TTKN;
- Các Phòng, Trạm (s/i);
- Website của Chi cục;
- Lưu: VT (23b).
|
CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Văn Đạo
|