SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG
TRỌT& BVTV
Số: 34 /TB - TT&BVTV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ,
ngày 22 tháng 8 năm 2019
|
THÔNG BÁO
TÌNH
HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 16 tháng 8 năm 2019 đến ngày 22
tháng 8 năm 2019)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 29 - 300 C;
Cao 35 - 370C; Thấp 24 - 260C.
Nhận xét khác. Trong kỳ, đầu kỳ các nơi trong tỉnh thời tiết trong tình trạng nắng nóng
tiếp tục xảy ra, độ ẩm ít thay đổi; cuối kỳ do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ
gió trên cao nên thời tiết đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa vừa, có
nơi mưa to đến rất to và dông. Nền nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng dần. Cây trồng sinh
trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn
sinh trưởng:
- Lúa mùa sớm
|
Diện tích: 11.253 ha
|
Sinh trưởng: Phơi màu - chắc
xanh
|
- Lúa mùa trung
|
Diện tích: 15.387 ha
|
Sinh trưởng: Làm đòng -
trỗ bông
|
- Ngô hè thu
|
Diện tích: 3.775 ha
|
Sinh trưởng : Phun râu -
chín sáp
|
- Chè
|
Diện tích: 16.300 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển
búp - TH
|
- Cây bưởi:
|
Diện tích trên 3.983,2 ha
|
Sinh trưởng: Tích lũy dinh
dưỡng về quả
|
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên lúa mùa sớm:
-
Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 3,0 - 8,9 %, cao 16 - 28,5%, cục bộ 32 - 44%
(Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập). Diện tích nhiễm 1.724,5 ha (Nhiễm nhẹ 1.135 ha,
trung bình 565,2 ha, nặng 24,3 ha); tăng so với CKNT 361,9 ha. Diện tích đã
phòng trừ 576,2 ha.
-
Sâu đục thân hai chấm: Trưởng thành lứa 5 đang ra rộ và đẻ trứng; mật độ bướm phổ biến 0,02 - 0,3 con/m2, cao 1,0 - 3,2 con/m2. Mật độ trứng phổ biến 0,01 - 0,5 ổ/m2, cao 1,0
- 3,0 ổ/m2.
Diện tích nhiễm trứng 218,2 ha (Nhiễm nhẹ 143,4 ha, trung bình 45,7 ha, nặng
29,1 ha (Việt Trì)); tăng so với CKNT 134,1 ha.
- Bọ
xít dài: Mật độ phổ biến 0,2 - 0,8 con/m2,
cao 3,0 - 7,0 con/m2; diện tích nhiễm 127,4 ha
(Nhiễm nhẹ 120,6 ha, trung bình 6,8 ha); giảm so với CKNT 34,6 ha. Diện tích đã
phòng trừ 6,8 ha.
-
Bệnh bạc lá: Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,0 - 5,0%, cao 8,0 - 16%; diện tích nhiễm
50,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 13,9 ha. Diện tích đã phòng trừ
50,1 ha.
-
Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,1 - 8,0%, cao 10 - 11,9%. Diện tích nhiễm 22,8 ha (Chủ
yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 22,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 8,3 ha.
-
Rầy các loại: Mật độ phổ biến 11,6 - 120 con/m2, cao 240 - 800 con/m2; diện tích nhiễm 41 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 313,6 ha.
2. Trên lúa mùa trung:
-
Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 2,5 - 8,0 %, cao 16,9 - 29%, cục bộ 30 - 36 %
(Thanh Ba, Lâm Thao). Diện tích nhiễm 1.821,5 ha (Nhiễm nhẹ 1.109 ha, trung
bình 712,5 ha); giảm so với CKNT 2.752,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 712,5 ha.
-
Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,0 - 6,4%, cao 11,4 - 26%; diện
tích nhiễm 122,7 ha (Nhiễm
nhẹ 109,5 ha, trung bình 13,2 ha); giảm so với CKNT 21,1 ha. Diện tích đã phòng
trừ 65,5 ha.
-
Sâu đục thân hai chấm: Trưởng thành lứa 5 đang ra rộ và đẻ trứng; mật độ trứng phổ biến 0,01 - 0,06 ổ/m2, cao 0,1 - 0,4 ổ/m2.
Diện tích nhiễm trứng 371,6 ha (Nhiễm nhẹ 176,6 ha, trung bình 195 ha); giảm so
với CKNT 316,7 ha.
-
Bệnh sinh lý: Tỷ lệ hại phổ biến 2,2 - 2,3%, cao 16 - 18%; diện tích nhiễm
293,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 7,7 ha.
-
Chuột: Tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 0,4%, cao 1,2 - 3,8%; diện tích bị hại 122,9 ha
(Chủ yếu hại nhẹ); tăng so với CKNT 45,9 ha.
- Bọ
xít dài: Mật
độ phổ biến 0,1 - 1,0 con/m2, cao 2,0 - 4,0 con/m2; diện tích nhiễm 113,4
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 39,6 ha.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ phổ biến 7,0 - 8,0 con/m2, cao 16 con/m2; diện tích nhiễm 21,7 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 471,7 ha.
3. Trên cây ngô hè:
- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ
biến 1,2 - 6,76%, cao 8,0 - 10%. Diện tích nhiễm 34,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ);
giảm so với CKNT 31,5 ha.
- Sâu keo mùa thu: Mật độ sâu non
phổ biến 0,1 - 0,5 con/m2, cao 1,0 - 2,0 con/m2. Diện tích nhiễm 0,58 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 0,5 ha.
Ngoài ra: Sâu đục thân, bắp, bệnh
đốm lá rải rác.
4. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 0,9
- 4,4%, cao 7,0 - 12%; diện tích nhiễm 974,8 ha (Nhiễm nhẹ 826,6 ha, trung bình
148,2 ha); tăng so với CKNT 260,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 148,2 ha.
- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại phổ
biến 0,4 - 2,2%, cao 4,0 - 8,0%; diện tích nhiễm 603,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm
so với CKNT 99,6 ha.
- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ
biến 1,2 - 2,1%, cao 4,0 - 7,0%; diện tích nhiễm 326,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng
so với CKNT 9,7 ha.
5. Trên cây ăn quả:
Ruồi đục quả, nhện đỏ,rệp các loại, sâu ăn lá, sâu
đục thân đục cành,bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư phát sinh gây hại
rải rác trên cây bưởi. Bệnh
thán thư hại rải rác trên nhãn, vải.
6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ
đề hại nhẹ. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm
lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại
gốc gây hại cục bộ.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI
TRONG 7 NGÀY TỚI:
1. Trên lúa mùa:
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Trong
thời gian tới, trời nắng nóng, ẩm độ không khí cao, có thể kèm theo mưa dông,
lốc, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh trên diện tích lúa đang làm đòng đến
trỗ, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống mẫn cảm (Nhị
ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Hương Thơm, TH3-4, TBR 225,...). Các huyện cần
lưu ý: Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Ba,
Việt Trì.
- Bệnh khô vằn: Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục
bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân
đối. Các huyện cần lưu ý: Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, Phù Ninh, Lâm
Thao, Thanh Thủy, Việt Trì.
- Sâu đục thân: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa, di chuyển và đẻ trứng trên
trà lúa mùa trung, mật độ ổ trứng tiếp tục tăng lên, sâu non nở và gây hại mạnh
từ ngày 25/8/2019 trở đi, gây bông bạc trên diện tích lúa đang trỗ, ảnh hưởng
lớn tới năng suất. Các huyện cần chú ý: TP.Việt Trì, Đoan Hùng, TX.Phú Thọ, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Phù
Ninh.
- Bọ xít dài tiếp tục phát sinh
gây hại đối với diện tích lúa mới trỗ, giống lúa thơm, lúa CLC và diện tích lúa
gần ven đồi, bờ cỏ, đặc biệt là những diện tích trỗ trước so với đại trà.
- Chuột: tiếp tục gây hại trên lúa trà trung tại một số huyện,
thành, thị. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa
thơm, lúa chất lượng cao, ruộng gần khu dân cư, khu trang trại chăn nuôi, ven
đồi gò, kênh mương, đường lớn, khu vực nghĩa trang, khu vực trồng cỏ voi, ....
Ngoài ra: Cần tiếp tục
điều tra theo dõi lứa sâu cuốn lá nhỏ và rầy cuối tháng 8 để có biện pháp phòng
trừ kịp thời.
2. Trên cây ngô hè: Bệnh khô vằn gây hại trên cây ngô, mức độ gây hại nhẹ đến trung
bình. Ngoài ra: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá, chuột
hại nhẹ.
3. Trên cây
chè: Rầy
xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại nhẹ đến trung bình; nhện đỏ, bệnh đốm nâu,
đốm xám hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả:
Ruồi đục quả, nhện đỏ,rệp các loại, sâu ăn lá, sâu
đục thân đục cành,bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư phát sinh gây hại
rải rác trên cây bưởi. Bệnh
thán thư hại rải rác trên nhãn, vải.
5.
Trên cây lâm nghiệp: Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sâu xanh ăn lá bồ đề để
có biện pháp phòng trừ kịp thời có hiệu quả. Ngoài ra bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá,
bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ
LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
* Thời
gian từ nay đến cuối vụ không còn dài, đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp
tục quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ SVGH lúa, đặc
biệt quan tâm đến đối tượng bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, sâu đục thân đang
phát sinh gây hại có chiều hướng gia tăng từ nay đến đầu tháng 9.
1. Trên lúa: Áp dụng các biện pháp
IPM, coi trọng các biện pháp canh tác, thủ công; phân loại đồng ruộng, chỉ phun thuốc phòng trừ trên diện tích có mật độ
sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng để bảo vệ thiên địch và môi trường.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa
nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví
dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang
meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Daconil 75WP, Galirex 55SC, ...
- Sâu đục thân: Thăm đồng thường xuyên, kết hợp biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt trưởng
thành. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2
hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại
thuốc đã được đăng ký, ví dụ: Nicata 95SP, Wavotox 585EC, Gà nòi 95 SP, Virtako
40 WP, Shepatin 18/36 EC,... Nếu mật độ ổ trứng cao từ 0,5 ổ/m2 trở
lên có thể hỗn hợp thêm với thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil (ví dụ như: Tango
50SC, Rigell 800WG, Finico 800WG, Regent
800WG, ...).
Lưu ý: Để phòng trừ triệt để sâu đục thân gây bông bạc cần phun khi lúa
thấp tho trỗ (5%), Nếu ruộng bị nặng thì phải phun kép (2 lần), lần 2 khi lúa
trỗ hoàn toàn bằng các loại thuốc nên trên.
(Đối với diện tích lúa đang trỗ thì cần phun thuốc vào trước 8h sáng và sau 16h
chiều).
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá: Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhất
là sau mưa dông, lốc. Khi ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa
học, nhất là đạm và thuốc kích thích sinh trưởng, phun phòng trừ ngay bằng các
thuốc trừ bệnh được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt
Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...); tuyệt
đối không phun thuốc kèm phân qua lá.
- Bọ xít
dài: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ bọ xít
trên 6 con/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các
loại thuốc trừ bọ xít dài đã được đăng ký, ví dụ: Bestox 5EC, Cymerin 25EC,
Fenbis 25EC, Sherzol 205EC, Eska 250EC,... Chú ý cần phun theo đường xoáy chân
ốc và phun vào lúc sáng sớm khi bọ xít co cụm ướt cánh ít di chuyển và tập
trung dễ tiêu diệt.
- Các đối tượng khác: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ
đối tượng rầy các loại để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
2. Trên ngô hè: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun trừ sâu, bệnh khi diện tích
ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có
mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
- Rầy xanh: Khi nương chè
có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy
xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG,
Dylan 2EC,...
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng
luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như:
Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC,
Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...
- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các
loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ như: Miktin 3.6EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),
Oshin 100SL, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda
250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, …
4. Trên cây bưởi:
- Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc
hiệu để
phòng trừ,
ví dụ như: Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit
5EC,...
- Ruồi đục quả: Áp dụng biện pháp canh tác,
thủ công: Sử dụng túi lưới màu trắng để bao quả. Dùng chất dẫn dụ côn trùng để
thu hút con trưởng thành, ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang
900OL, Vizubon-P,.... Nếu bị nặng có thể sử dụng một số hoạt chất: Abamectin,
Petroleum oil,...Ví dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC,...
- Bệnh
chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized
72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...
Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh sẹo, loét, câu cấu,...
Lưu ý: Chỉ
sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam,
pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm
bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV
xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- Cục BVTV,
Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);
- Phòng KHTC sở;
- LĐCC;
- Các Phòng,
Trạm TT&BVTV (s/i);
- Lưu: VT, KT.
|
K/T CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn
Trường Giang
|