Thứ Hai, 6/5/2024

Thông báo tình hình SVGH tỉnh kỳ 30 (Số 30/2019). Phú Thọ.

Tuần 30. Tháng 7/2019. Ngày 24/07/2019
Từ ngày: 19/07/2019. Đến ngày: 25/07/2019
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT& BVTV
 

Số:  30 /TB - TT&BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                
Phú Thọ, ngày 25 tháng 7 năm 2019

 

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày
19 tháng 7 năm 2019 đến ngày 25 tháng 7 năm 2019)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình  29,5 - 300 C; Cao 34 - 370C; Thấp 25 - 270C.

Nhận xét khác. Trong kỳ, đầu kỳ do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp mờ có trục nối với áp thấp nhiệt đới nên khu vực trong tỉnh tiếp tục có nắng nóng diện rộng; cuối kỳ do chịu ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao nên thời tiết ở các nơi trong tỉnh có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to và dông. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

 

- Lúa mùa sớm

Diện tích: 11.467 ha

Sinh trưởng: Cuối đẻ - làm đòng

- Lúa mùa trung

Diện tích: 15.167,6 ha

Sinh trưởng: Hồi xanh - đẻ nhánh rộ

- Ngô hè thu

Diện tích: 3.387 ha

Sinh trưởng : 5 lá - trỗ cờ - phun râu

- Chè

Diện tích: 16.300 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp - TH

- Cây bưởi:

Diện tích trên 3.983,2 ha

Sinh trưởng: PT quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa mùa sớm:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ đến trung bình tại huyện Tam Nông, Lâm Thao, Yên Lập; mật độ phổ biến 5,0 - 16 con/m2, cao 22 - 40 con/m2 (phát dục chủ yếu tuổi 1,2); diện tích nhiễm 1.493,2 ha (Nhiễm nhẹ 465,3 ha, trung bình 1.027,9 ha); tăng so với CKNT 1.338 ha. Diện tích đã phòng trừ 492 ha.

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình tại huyện Đoan Hùng, Yên Lập, Lâm Thao, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba; tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 0,9%, cao 2,4 - 7,1%. Diện tích bị hại 398,9 ha (Hại nhẹ 310,3 ha, trung bình 88,6 ha); tăng so với CKNT 390,2 ha.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ tại huyện Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao, Thanh Thủy; tỷ lệ hại phổ biến 2,6 - 6,8 %, cao 9,0 - 16%. Diện tích nhiễm 318,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 261,8 ha.

 

- Sâu đục thân hai chấm: Gây hại nhẹ tại huyện Thanh Ba, Lâm Thao, Việt Trì, Hạ Hòa, Đoan Hùng; tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 0,8%, cao 1,8 - 4,1%. Diện tích nhiễm 42,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 42,8 ha. Mật độ trứng đục thân hai chấm phổ biến 0,003 - 0,01 con/m2, cao 0,1 - 0,3 con/m2; diện tích nhiễm 54,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích đã phòng trừ 54,2 ha.

Ngoài ra: Rầy các loại, bệnh sinh lý, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại rải rác.

2. Trên lúa mùa trung:

- Chuột: Gây hại nhẹ tại huyện Hạ Hòa, Yên Lập, Đoan Hùng; tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 2,8%, cao 3,0 - 7,0%. Diện tích bị hại 298 ha (Chủ yếu hại nhẹ); tăng so với CKNT 298 ha.

- Sâu đục thân 2 chấm: Gây hại nhẹ tại Thị xã Phú Thọ; tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 0,7%, cao 2,0 - 5,1%. Diện tích nhiễm 14,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 2,9 ha.

Ngoài ra: Sâu cuốn lá  nhỏ, rầy các loại, bệnh sinh lý, bệnh khô vằn hại rải rác.

3. Trên cây ngô hè:

- Sâu keo mùa thu: Mật độ sâu non phổ biến 0,5 - 1,6 con/m2, cao 2,0 - 6,0 con/m2. Diện tích nhiễm 26,4 ha (Nhiễm nhẹ 25,9 ha, trung bình 0,4 ha, nặng 0,1 ha (Vân Phú, Kim Đức - Việt Trì)) tại TP. Việt Trì, Hạ Hòa, Phú Thọ, Thanh Ba, Phù Ninh, Thanh Thủy, Đoan Hùng; tăng so với CKNT 26,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,5 ha.

Ngoài ra: Bệnh khô vằn, rệp cờ, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại rải rác.

4. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại phổ biến 1,0 - 2,4%, cao 5,8 - 10%; diện tích nhiễm 750 ha (Nhiễm nhẹ 663 ha, trung bình 117 ha) tại Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê; tăng so với CKNT 39,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 58,5 ha.

- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 2,3%, cao 4,6 - 8,0%; diện tích nhiễm 707,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 109,2 ha.

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ biến 0,9 - 2,1%, cao 4,0 - 8,0%; diện tích nhiễm 459,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa; giảm so với CKNT 174,7 ha.

- Nhện đỏ: Tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 3,0%, cao 5,4 - 12%; diện tích nhiễm 251,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba; tăng so với CKNT 251,7 ha.

Ngoài ra: Bệnh đốm nâu hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, rệp các loại, ruồi đục quả, bệnh thán thư, sâu xanh bướm phượng, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu, nhện lông nhung, bệnh thán thư hại rải rác trên nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề hại nhẹ. Bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG 7 NGÀY TỚI:

1. Trên lúa mùa:  

- Sâu cuốn lá nhỏ:

+Trên trà sớm: Sâu non nở rộ từ ngày 26/7 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

+ Trên trà trung: Trưởng thành tiếp tục ra, di chuyển và đẻ trứng; sâu non nở rộ từ ngày 01/8 trở đi, mức độ gây hại trung bình, cục bộ hại nặng.

- Chuột: tiếp tục gây hại trên các trà lúa ở tất cả các huyện, thành, thị. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa thơm, lúa chất lượng cao, ruộng gần khu dân cư, khu trang trại chăn nuôi, ven đồi gò, kênh mương, đường lớn, khu vực nghĩa trang, khu vực trồng cỏ, ....

- Bệnh khô vằn: Trong thời gian tới, thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao, bón bổ sung phân đón đòng ở trà sớm, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.

- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục nở và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

Ngoài ra: Bệnh sinh lý, rầy các loại hại rải rác.

2. Trên cây ngô hè: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Ngoài ra: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột hại nhẹ.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình; bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, rệp các loại, ruồi đục quả, bọ xít vai nhọn, sâu xanh bướm phượng, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu, nhện lông nhung, bệnh thán thư hại nhãn vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sâu xanh ăn lá bồ đề để có biện pháp phòng trừ kịp thời có hiệu quả; các huyện có diện tích trồng bồ đề cần lưu ý nhất là Tân Sơn và Thanh Sơn. Ngoài ra bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

 * Tăng cường công tác chỉ đạo theo văn bản sô 1924/UBND-KTN ngày 10 tháng 5 năm 2019, về việc phòng chống sâu keo mùa thu của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ. Văn bản số 577/SNN-TT&BVTV ngày 07 tháng 5 năm 2019, về việc phòng chống sâu keo mùa thu; Văn bản số 873/SNN-TT&BVTV ngày 25 tháng 6 năm 2019, về việc tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất vụ mùa năm 2019; Văn bản số 909/SNN-TT&BVTV, ngày 03 tháng 7 năm 2019, về việc phát động  diệt chuột tập trung vụ  mùa 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  1. Trên lúa:

   - Tiếp tục theo dõi chặt chẽ và bắt mẫu rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen, khi phát hiện hướng dẫn phòng trừ sớm, kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lụi (vàng lá di động).

 - Sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ sâu non tuổi 1 - 2 trên 50 con/m2 (giai đoạn đẻ nhánh) hoặc trên 20 con/m2 (giai đoạn đứng cái - trỗ) sử dụng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá để phòng trừ (Ví dụ thuốc: Clever 300WG, Ammate 30WG, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC, Hd-Fortuner 150 EC, Tasieu 5WG, Emagold 6.5WG, Amagong 55WP, Virtako 1.5GR, Sherpa 10EC, Sausto 1EC, Mopride 20WP, ...).

  - Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Binhconil  75WP, Daconil 75WP, DuPontTM KocideÒ 53.8 WG, Tilt Super® 300EC, Galirex 55SC, ...

- Chuột: Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp, lưu ý: Tuyệt đối không được dùng điện và các biện pháp khác gây nguy hiểm cho con người, vật nuôi.

- Sâu đục thân: Áp dụng biện pháp thủ công như cắt dảnh héo, ngắt ổ trứng để tiêu hủy diệt sâu và trứng, diệt trưởng thành vào đèn. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phun phòng trừ khi sâu non mới nở (thường sau cao điểm bướm rộ 5 - 7  ngày). Ví dụ như: Nicata 95SP, Gà nòi 95SP, Virtako 40WP, Benevia 100OD, Minecto™ star 60WG, Zobin 90WP, Sausto 1EC, Tasieu 5EC, Silsau 1.8EC/3.6EC, Shepatin 18EC/ 36EC, ...

- Các đối tượng khác:  Cần chú ý theo dõi chặt chẽ để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

  2. Trên ngô hè:

  - Sâu keo mùa thu:

  + Biện pháp canh tác, thủ công: xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trường thành, sâu non khi cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.

   + Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả, giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên địch có ích, giúp bảo vệ môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...) để hạn chế tác hại của sâu.

  + Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Hoạt chất Indoxacarb (Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC,..); Emamectin benzoate (Emaben 2.0 EC, Dylan 10EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Emagold 160SC,...); Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC,...);... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối. Nếu sâu tuổi lớn thì có thể hỗn hợp 2 loại thuốc có hoạt chất như: (Indoxacarb + Emamectin benzoate) hoặc thuốc có 2 hoạt chất trên (Emingold 160SC; Obaone 95WG; Chetsau 100WG; ...).

  3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

  - Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

  - Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

 - Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ như: Miktin 3.6EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Oshin 100SL, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, …

  - Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Comite (R) 73EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL,…

  4. Trên cây bưởi:

   - Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit 5EC,...

   - Ruồi đục quả: Áp dụng biện pháp canh tác, thủ công: Sử dụng túi lưới màu trắng để bao quả. Dùng chất dẫn dụ côn trùng để thu hút con trưởng thành, ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P,.... Nếu bị nặng có thể sử dụng một số hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil,...Ví dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC,...

 - Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

  Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh sẹo, loét, câu cấu,...

  5. Trên cây lâm nghiệp:

  - Sâu xanh ăn lá bồ đề:

 + Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1-2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC, Vifast 10SC,...

+Với những diện tích rừng tuổi >3, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin ví dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6- 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 -15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

 - Bệnh chết héo cây keo: Tiếp tục theo dõi và chủ động điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh chết héo trên cây keo, do đó trước mắt tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG), Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG), Propiconazole (ví dụ Tilt super 300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP, Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ.

 - Ngoài ra theo dõi chặt chẽ sâu ong ăn lá mỡ, để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Phòng KHTC sở;

- LĐCC;

- Các Phòng, Trạm TT&BVTV (s/i);

- Lưu: VT, KT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 (Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 19 tháng 7 năm 2019 đến ngày 25 tháng 7 năm 2019)

 

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Sâu cuốn lá nhỏ

Lúa sớm

5,0 - 16

22 - 40

1.493,2

465,3

1.027,9

 

 

1.338

492

Tam Nông, Lâm Thao, Yên Lập

2

Chuột

0,3 - 0,9

2,4 - 7,1

398,9

310,3

88,6

 

 

390,2

 

Đoan Hùng, Yên Lập, Lâm Thao, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba

3

Bệnh khô vằn

2,6 - 6,8

9,0 - 16

318,9

318,9

 

 

 

261,8

 

Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao, Thanh Thủy

4

Sâu đục thân

0,2 - 0,8

1,8 - 4,1

42,8

42,8

 

 

 

42,8

 

Thanh Ba, Việt Trì, Hạ Hòa, Đoan Hùng

5

Sâu đục thân (trứng)

0,003 - 0,01

0,1 - 0,3

54,2

54,2

 

 

 

54,2

54,2

Lâm Thao

6

Chuột

Lúa trung

0,4 - 2,8

3,0 - 7,0

298

298

 

 

 

298

 

Hạ Hòa, Yên Lập, Đoan Hùng

7

Sâu đục thân

0,2 - 0,7

2,0 - 5,1

14,9

14,9

 

 

 

2,9

 

Phú Thọ

8

Sâu keo mùa Thu

Ngô hè

0,5-1,6

2,0 - 6,0

26,4

25,9

0,4

0,1

 

26,4

0,5

Việt Trì, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phú Thọ

9

Bọ cánh tơ

Chè

1,0 - 2,4

5,8 - 10

750

633

117

 

 

39,3

58,5

Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê

10

Rầy xanh

0,8 - 2,3

4,6 - 8,0

707,8

707,8

 

 

 

-109,2

 

Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba

11

Bọ xít muỗi

0,9 - 2,1

4,0 - 8,0

459,6

459,6

 

 

 

-174,7

 

Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa

12

Nhện đỏ

0,4 - 3,0

5,4 - 12

251,7

251,7

 

 

 

251,7

 

Tân Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo tình hình SVGH 7 ngày trên lúa - 7/2019 Toàn tỉnh 17/07/2019 23/07/2019
Thông báo tình hình SVGH tỉnh kỳ 29 - 7/2019 Toàn tỉnh 12/07/2019 18/07/2019
Thông báo kết quả tổng điều tra sinh vật gây hại đầu vụ, dự báo tình hình SVGH vụ mùa 2019 - 7/2019 Toàn tỉnh 04/07/2019 11/07/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 28 - 7/2019 Toàn tỉnh 05/07/2019 11/07/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 27 - 7/2019 Toàn tỉnh 28/06/2019 04/07/2019
Thông báo sâu bệnh tháng 06, dự báo sâu bệnh tháng 07/2019 - 6/2019 Toàn tỉnh 01/06/2019 30/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 26 - 6/2019 Toàn tỉnh 21/06/2019 27/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 25 - 6/2019 Toàn tỉnh 14/06/2019 20/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 24 - 6/2019 Toàn tỉnh 07/06/2019 13/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 23 - 6/2019 Toàn tỉnh 31/05/2019 06/06/2019