Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 3/2022, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2022 và biện pháp phòng trừ (Số 09/2022). Tân Sơn.

Tuần 14. Tháng 4/2022. Ngày 04/04/2022
Từ ngày: 01/04/2022. Đến ngày: 30/04/2022

  CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 09/TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Tân Sơn, ngày 04  tháng 4 năm 2022

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại tháng 3/2022

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2022 và biện pháp phòng trừ

 


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2022

1. Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 22,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); Giảm so với CKNT 84,3 ha.

- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 77,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); Tăng so với CKNT 77,2 ha.

- Ngoài ra: Rầy các loại, ruồi đục nõn, chuột, bệnh đạo ôn lá, ... gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân:

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 10,1 ha (Chủ yếu là nhiễm nhẹ); Tăng so với CKNT 10,1 ha.

3. Trên chè:

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 214,2 ha (Chủ yếu là nhiễm nhẹ); Tăng so với CKNT 28,2 ha.

- Bọ cánh tơ, rầy xanh, ... gây hại nhẹ rải rác.

- Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá, ... gây hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ong gây hại cục bộ trên cây mỡ.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2022

1.     Trên lúa:

- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết âm u, nhiều mây, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống mẫn cảm như: J02, TBR225, Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Hương thơm số 1, một số giống nếp, ...

- Bệnh vàng lá: Gây hại nhẹ đến trung bình, đặc biệt trên những ruộng dộc chua.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại, mức độ hại nhẹ - trung bình, đặc biệt trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.

- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ mật độ gây hại, mực độ hại nhẹ - trung bình.

- Chuột: Gây hại nhẹ.

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, ... gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Bệnh đốm lá, khô vằn gây hại rải rác.

3. Trên chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp, ... gây hại rải rác. Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện đỏ gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh chết héo, bệnh khô lá, bệnh đốm lá, rệp, bọ trĩ phát sinh gây hại rải rác trên cây bồ đề, keo, bạch đàn, cây quế. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo. Sâu ong gây hại trên cây mỡ, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

1. Trên lúa xuân:

          - Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá. Phun phòng trừ bằng các loại thuốc, ví dụ như: Fu-army 30WP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Trizole 75WP, Lúa vàng 20 WP, Sieubem 777 WP, ... Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép, lần 1 cách lần 2 từ 3-5 ngày.

          - Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh với tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Chevin 5SC, Cavil 60 WP, Saizole 5EC, Valicare 8SL, Valivithaco 5SL, ...

          - Bệnh sinh lý (vàng lá)Sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan, XO Siêu lân, ... phun ướt đều lá. Nếu ruộng bị nặng có thể sử dụng một số thuốc, ví dụ như: Antracol 70WP, Nofacol 70WP, Thần Nông, … pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Chuột: Tiếp tục tổ chức diệt chuột ở những khu, cánh đồng chuột còn gây hại mạnh.

            2. Trên cây ngô xuân:

- Sâu keo mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số thuốc có hoạt chất trừ sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Indoxacarb, Lufenuron,... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên chè: Chăm sóc chè, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi, điều tra, phát hiện những diện tích sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ong ăn lá mỡ, sâu bệnh hại trên cây quế, ... để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

  Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT HĐND - UBND huyện (b/c);

- Lãnh đạo huyện (Ô. Dũng) (b/c);

- Phòng NN&PNT và các phòng ban liên quan;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Hoài Linh

 


Thông báo sâu bệnh khác