Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo SVGH tháng 9, dự báo SVGH tháng 10 năm 2023 (Số 63/2023). Tam Nông.

Tuần 40. Tháng 11/2023. Ngày 02/10/2023
Từ ngày: 01/09/2023. Đến ngày: 30/09/2023

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TAM NÔNG



Số: 63/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



           Tam Nông, ngày 02 tháng 10 năm 2023

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 9/2023

Dự báo tình hình SVGH tháng 10/2023


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 9/2023:

1.     Trên lúa mùa:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 105,9 ha (Nhiễm nhẹ 76,7 ha; trung bình 29,3 ha); tăng so với CKNT 26,1ha. Diện tích phòng trừ 29,3 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 12,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 12,7 ha.

Ngoài ra: Bệnh bạc lá, chuột, sâu đục thân,... hại rải rác.

2. Trên cây ngô hè thu:

- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột gây hại rải rác.

 3. Trên cây ngô đông:

- Sâu keo mùa thu, bệnh sinh lý gây hại rải rác.

 4. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, rệp các loại, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh sẹo, loét hại rải rác trên cây bưởi.

          II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 10/2023:

          1. Trên cây ngô thu đông: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu ăn lá, chuột, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ hại rải rác.

2. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, sâu đục thân, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

3. Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu xám, sâu khoang, rệp hại rải rác.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên cây ngô đông:

  - Sâu keo mùa thu:

 + Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ, sạch cỏ; kết hợp làm cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trường thành, sâu non khi cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.

 + Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả, giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên địch có ích, giúp bảo vệ môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...) để hạn chế tác hại của sâu.

+ Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....  Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

2. Trên cây rau: Tiếp tục triển khai trồng rau vụ đông, làm đất kỹ, bón đủ phân chuồng, sử dụng giống không nhiễm sâu bệnh, chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.

3. Trên cây bưởi:

- Ruồi vàng hại quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi 20 SC, … để phun phòng trừ.

- Bệnh chảy gôm: Khi có 5 % cây, 25 % cành, quả bị bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ, ví dụ như: Insuran 50WG, Profiler 711.1WG, Aliette 800WG,...

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT: HU - HĐND - UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện;

- Các ban ngành liên quan;

- UBND các xã và thị trấn;

- Lưu: tt và bvtv

TRƯỞNG TRẠM

(Đã ký)

Phạm Hùng