Thứ Ba, 30/4/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 7, dự báo sâu bệnh tháng 8 năm 2018- Lâm Thao (Số 14/2018). Lâm Thao.

Tuần 31. Tháng 8/2018. Ngày 03/08/2018
Từ ngày: 01/07/2018. Đến ngày: 31/08/2018

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 7/2018

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2018



I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 7/2018:

Trong tháng 7, các đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trên cả hai trà lúa, cụ thể như sau:

1.  Sâu cuốn lá nhỏ:

+ Sâu non lứa 4 gây hại nhẹ trên cả hai trà lúa, mức độ gây hại nhẹ. Mật độ sâu phổ biến 4,0 - 8 con/m2, cao 16-24 con/m2.

+ Sâu non lứa 5: Xuất hiện cuối tháng 7 trên trà lúa mùa sớm giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Mật độ phổ biến 8,0 - 16,0 con/m2, cao 24,0 - 40,0 con/m2, cục bộ 80 - 160 con/m2 (Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải, Vĩnh Lại); Tổng diện tích nhiễm 1.109,2 ha (Trong đó nhiễm nhẹ 160,9 ha, nhiễm trung bình 374 ha, nhiễm nặng 574,3 ha). Diện tích đã phòng trừ  trong cuối tháng 7 là 137 ha.

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh và gây hại nhẹ  chủ yếu trên trà lúa mùa sớm, mức độ gây hại nhẹ. Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,2-3% cao 5-10%, cục bộ 17%. Tổng diện tích nhiễm là 34,8ha (nhiễm nhẹ), diện tích đã phòng trừ là 17,4ha.

- Bệnh sinh lý: Phát sinh hại nhẹ tại các xã Sơn Dương, Hợp Hải; tỷ lệ bệnh phổ biến 2-5%, cao 8,0 - 10,0%.

- Chuột: Phát sinh và gây hại nhẹ trên cả hai trà lúa. Tổng diện tích nhiễm 19,6ha.

- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ trên trà lúa mùa trung tại các xã Tứ Xã, TT Lâm Thao, Thạch Sơn,… Tổng diện tích nhiễm 12,9ha.

- Ngoài ra: - Bệnh đốm sọc vi khuẩn bắt đầu xuất hiện và gây hại tại một số xã như ( Vĩnh Lại, TT Lâm Thao, Sơn Vy, Tứ Xã…)

                 - Sâu đục thân, rầy các loại gây hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 08/2018:

- Sâu  cuốn lá nhỏ:  Sâu non lứa 5 tiếp tục nở rộ đến 8/8/2018, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không được phòng trừ kịp thời. Diện tích dự kiến cần phòng trừ khoảng 1.712,5 ha (Các xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Cao Xá, Hợp Hải, Sơn vy, Sơn Dương, Xuân Huy...)

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên cả 2 trà lúa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện tích bón nhiều phân đạm.( Các xã cần chú ý: Bản nguyên, Kinh Kệ,Vĩnh Lại, Cao Xá, Hợp Hải, Sơn vy, Sơn Dương,..)

- Bệnh sinh lý:  Bệnh tiếp tục  gây hại trên lúa giai đoạn đứng cái, làm đòng, mức độ gây hại nhẹ, cục bộ hại nặng. (Sơn Dương, Hợp Hải. Sơn Vy).

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Do điều kiện thời tiết tục có mưa rào và giông đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần đề phòng bệnh đốm sọc vi khuẩn như (Sơn Vy, TT Lâm Thao, Vĩnh Lại...)

- Sâu đục thân hai chấm, cú mèo, năm vạch gây hại nhẹ trên trà sớm trỗ vào cuối tháng 8, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình.

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa mùa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ.

- Ngoài ra: Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ và gây hại rải rác.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Tiến hành  phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ  khi ruộng lúa có mật độ sâu  cao trên 20 con/m2 (2 khóm lúa có 1con sâu), bằng các loại thuốc trừ  sâu có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, (Ví dụ như: Clever 300 WG, Hd-Fortuner 150 EC, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG...).  Thời gian phun thuốc tập trung từ ngày 31/7 đến 5/8/2018 (trà mùa trung có thể lui lại 2-3 ngày).

Lưu ý: Ruộng có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao trên 100 con/m2, cần phun kép 2 lần, cách nhau 3-4 ngày.

- Bà con nông dân cần theo dõi thời tiết, tranh thủ trời tạnh ráo để phun thuốc phòng trừ, sau khi phun thuốc 4 giờ mà gặp mưa, nhất thiết phải phun lại lần 2.

+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh cần dừng bón phân đạm, không phun phân bón lá mà phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu ví dụ: Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Xanthomic 20WP,….). Những diện tích có tỷ lệ lá hại trên 20%, cần phun kép lại sau 5-7 ngày bằng các loại thuốc đặc hiệu trên.

+ Bệnh vàng lá sinh lý:

Tiến hành làm cỏ sục bùn để cung cấp oxi cho bộ rễ lúa hoạt động, bón bổ sung lân và vôi bột để lúa nhanh hồi phục hoặc sử dụng các chế phẩm có trên thị trường ví dụ như:  Lục diệp tố, XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân, hoặc một số loại phân bón qua lá, … để phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc anphacol 70 WP…

+ Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC,

Ngoài ra: Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Sau khi sử dụng thuốc BVTV, phải thu gom vỏ, bao bì để đúng nơi quy định của xã, thị trấn.

Nơi nhận:

- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;

- UBND, HTX, tổ KN các  xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

TRẠM TRƯỞNG

                              (Đã Ký)

     Đặng Thị Thu Hiền

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ ngày 31/7/2018. Dự báo 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ - 8/2018 Lâm Thao 31/07/2018 07/08/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 31 trạm Lâm Thao - 7/2018 Lâm Thao 30/07/2018 05/08/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 30 Trạm Lâm Thao - 7/2018 Lâm Thao 23/07/2018 29/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 29 Trạm Lâm Thao - 7/2018 Lâm Thao 16/07/2018 22/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 28 - 7/2018 Lâm Thao 09/07/2018 15/07/2018
Thông báo sâu bệnh tháng 6 - Dự báo sâu bệnh tháng 7/2018 - 7/2018 Lâm Thao 01/07/2018 31/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 27 - 7/2018 Lâm Thao 02/07/2018 08/07/2018
Báo cáo sâu bệnh tuần 27 - 7/2018 Lâm Thao 02/07/2018 08/07/2018
Thông báo sâu bệnh tuần 26 - 6/2018 Lâm Thao 25/06/2018 01/07/2018
Báo cáo sâu bệnh tuần 25 - 6/2018 Lâm Thao 18/06/2018 24/06/2018