Thứ Ba, 7/5/2024

Thông báo sâu bệnh 7 ngày kỳ 14/8 (Số 67/2019). Yên Lập.

Tuần 33. Tháng 8/2019. Ngày 14/08/2019

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

TRẠM TT&BVTV YÊN LẬP

 


Số: 67 /TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Yên Lập, ngày 14 tháng 8 năm 2019

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa

 (Từ ngày 07/8 đến 13/8/2019, dự báo trong 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ)

 


Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn làm đòng – trỗ bông, trà trung trong giai đoạn làm đòng, qua điều tra tình hình SVGH ngày 12-13/8/2019, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Lập thông báo kết quả và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh đã phát sinh và gây hại ở hầu hết các xã, Thị trấn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 8-13%, cao 20 – 28,5%, Cục bộ 36% ( Xuân Viên, Phúc Khánh...). Diện tích nhiễm 734,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 381 ha, trung bình 353,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 353,5 ha.

* Dự báo: Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các xã cần lưu ý: Xuân Viên, Phúc Khánh, Thị Trấn, Đồng Thịnh, Xuân Thủy, Nga Hoàng....

2. Bệnh sinh lý

* Hiện tại: Bệnh gây hại nhẹ, cục bộ ruộng hại trung bình, tập trung chủ yếu trên lúa trà trung.Tỷ lệ bệnh phổ biến 6-8 %, cao 13-15%, cục bộ ruộng 24% (Xuân Viên, Đồng Thịnh, Minh Hòa, Đồng Lạc...). Diện tích nhiễm nhẹ 94.6.

* Dự báo: Bệnh sẽ tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa trà trung. Các xã cần lưu ý: Đồng Thịnh, Thị trấn, Xuân Viên, Ngọc Lập, Hưng Long...

3. Rầy các loại

* Hiện tại: Gây hại nhẹ (17 xã, Thị trấn). Mật độ phổ biến 240 – 400 con/m2, cao 800 - 860 con/m2. Diện tích nhiễm 122 ha.

* Dự báo: Rầy các loại tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ gây hại trên các trà lúa giai đoạn làm đòng – trỗ. Mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Các xã cần lưu ý: Đồng Thịnh, Thị trấn, Phúc Khánh, Lương Sơn, Đồng Lạc, Hưng Long...

4. Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh bạc lá hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

 

 

 

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

Đề nghị UBND các xã, thị trấn:

- Chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở, đôn đốc bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng trong thời gian cao điểm, phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Galirex 55SC, ...

- Rầy các loại: Khi ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc trừ rầy (ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, ...).

          - Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh tiến hành phun một số loại phân bón lá cao cấp giúp cây lúa phục hồi như: XO sogan siêu ra rễ, XO siêu lân, Dana03, Đầu trâu,.... Trường hợp ruộng bị nặng cần phun thuốc giải độc cho đất như Antracol, Anficol ... trước 5 -7 ngày sau đó phun phân bón qua lá giúp cây lúa chóng phục hồi.

- Các đối tượng khác: Tiếp tục diệt chuột thường xuyên, theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ các đối tượng khác theo thông báo, hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.

Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong cần thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND (b/c);

- CT, PCT UBND (b/c);

- Chi cục BVTV Phú Thọ (b/c);

- CVP, PCVP; Phòng NN&PTNT; Trạm KN

- Đài TT –TH ;

- Các xã, thị trấn,

- Lưu;

 

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Nam Giang