Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo sâu bệnh 7 ngày và sự báo sâu bệnh cuối vụ (Số 10/2023). Lâm Thao.

Tuần 19. Tháng 5/2023. Ngày 15/05/2023
Từ ngày: 08/05/2023. Đến ngày: 14/05/2023

Hiện nay lúa trà 1 đang giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi, trà 2 giai đoạn phơi màu đến - chắc xanh. Căn cứ kết quả điều tra sâu bệnh ngày 08- 09/05, hiện tại rầy các loại đang phát triển và gây hại mạnh trên lúa trà 1, bệnh khô vằn vẫn tiếp tục phát triển, gây hại trên các trà lúa, cần tập trung phòng trừ cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI:

1. Rầy các loại: Hiện nay rầy đã nở rộ với mật độ rất cao và gây hại mạnh trên lúa trà 1 giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi chủ yếu tập trung gây hại trên giống J02 ở những chân ruộng trũng hẩu, những ruộng xanh tốt, rậm rạp và những ổ rầy của các năm cũ. Mật độ rầy phổ biến 200-700 con/m2, cao 8001200con/m2, cục bộ 1500- 2000 con/m2, Cá biệt những diện tích không phòng trừ 3000-6000 con/m2 (Cao Xá, Vĩnh Lại), phát dục chủ yếu rầy tuổi 3,4.

* Dự báo: Rầy tiếp tục gây hại trên lúa trà 1, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng có thể gây cháy ổ, cháy chòm sau 15/5 nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Bản Nguyên, Vĩnh Lại…)

 2. Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển và gây hại trên cả hai trà lúa, mức dộ gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ bệnh hại phổ biến  3-6%, cao 10-20%, cục bộ 25% (Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Phùng Nguyên), cấp bệnh chủ yếu cấp 1,3,5.

* Dự báo: Trong kỳ tới  trời tiếp tục có mưa  bệnh lây lan và phát triển gây hại trên lúa trà 2 giai đoạn ngậm sữa đến chắc xanh; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên những diện tích phòng trừ không triệt để, ruộng bón nhiều phân đạm, xanh tốt, rậm rạp . Các xã cần lưu ý: Sơn Vy, Xuân Lũng, Tứ Xã, Thị Trấn Lâm Thao...

* Ngoài ra: Bệnh bạc lá gây hại cục bộ nhẹ, sâu đục thân gây hại rải rác..

II. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

Thời gian từ này đến cuối vụ không còn nhiều, đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo tổ khuyến nông, các HTX và bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu, bệnh hại không để ảnh hưởng đến năng suất lúa. Đặc biệt chú ý phòng trừ các ổ rầy, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá theo hướng dẫn của Trạm TT&BVTV huyện, cụ thể:

 Rầy các loại : Khi ruộng mật độ rầy trên 1000  con/m2 (25 con/ 1 khóm lúa), cần phòng trừ bằng một trong các loại thuốc như:  Florid 700 WP, Superista 25EC, Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Sherzol 205

* Lưu ý: Trên những diện tích lúa giai đoạn chắc xanh- đỏ đuôi phun phải rẽ băng nhỏ 0,8-1m và phun đủ lượng nước thuốc, đảm bảo 2 bình/1 sào phun kỹ xuống dưới gốc để cho thuốc tiếp xúc được với con rầy,với những ruộng có mật độ rầy cao, phải kiểm tra lại nếu mật độ rầy vẫn còn cao cần phun nhắc lại lần 2 sau 3-4 ngày.

- Những ruộng bị rầy và bệnh khô vằn gây hại thì kết hợp phun thuốc trừ rầy và khô vằn, đối với bệnh khô vằn sử dụng một trong các loại thuốc như: Chevin 5SC, Nativo 750WG, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL,...

- Phun phòng trừ các ổ bệnh bạc lá bằng các loại thuốc đặc hiệu trừ vi khuẩn như: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Kasumin 2SL, Totan 200WP,......

Lưu ý:

 -  Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;

- UBND, HTX, tổ KN các  xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

 

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Trương Thị Thanh Nga