Thứ Bảy, 18/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 3, dự báo tháng 4/2023 (Số 06/2023). Hạ Hòa.

Tuần 14. Tháng 4/2023. Ngày 07/04/2023
Từ ngày: 01/03/2023. Đến ngày: 01/04/2023

CHI CỤC TT& BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV HẠ HÒA



Số: 06 /TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hạ Hòa, ngày 07 tháng 4 năm 2023

THÔNG BÁO  

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 3/2023

 Dự báo tình hình SVGH tháng 4/2023



I. TÌNH HÌNH SVGH HẠI TRONG THÁNG 3/2023

1. Trên lúa xuân muộn trà 1:

- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình đến nặng. Tổng diện tích nhiễm 39,9 ha, trong đó nhiễm nặng 0,3 ha. Tăng so với cùng kỳ năm trước 2,9 ha. Diện tích đã phòng trừ  39,9 ha.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 106,9 ha, trong đó nhiễm trung bình 44,7 ha. Tăng so với cùng kỳ năm trước 106,9 ha. Diện tích đã phòng trừ  44,7 ha.

- Chuột gây hại nhẹ, cục bộ ổ hại trung bình. Tổng diện tích nhiễm 44,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ. Giảm so với cùng kỳ năm trước 86,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 1975 ha.

Ngoài ra, bệnh sinh lý, ruồi đục nõn, bọ trĩ, rầy các loại, bọ xít gây hại nhẹ; Sâu cuốn lá, sâu đục thân, ... hại rải rác.

2. Trên lúa xuân muộn trà 2:

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 73,4 ha, trong đó nhiễm trung bình 36,7 ha. Tăng so với cùng kỳ năm trước 73,4 ha. Diện tích đã phòng trừ  36,7 ha.

- Ngoài ra, bệnh đạo ôn lá, chuột, ruồi đục nõn, rầy các loại, bọ trĩ hại nhẹ; bệnh sinh lý, sâu cuốn lá, sâu đục thân,... gây hại rải rác.

3. Trên ngô xuân: Sâu keo mùa thu, bọ trĩ, bệnh khô vằn, bệnh sinh lý hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; Chuột hại cục bộ; Rệp cờ, bệnh đốm lá, ... hại rải rác.

4. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm xám hại nhẹ.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH HẠI THÁNG 4/2023

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn: Theo dự báo của đài khí tưởng thủy văn khu vực Việt Bắc trong tháng 4 thời tiết tiếp tục nhiều ngày âm u, nhiều mây, có mưa chủ yếu về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giao động từ 19 - 300C là điều kiện để bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan, gây hại có thể gây cháy chòm, ổ trên lá, trên cổ bông, cổ gié gây thiệt hại lớn về năng suất nếu không được phòng trừ đặc biệt là trên các ruộng đã bị bệnh, trên giống mẫn cảm (J02, Thái xuyên 111, TBR225, Nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Tân ưu 98, Thụy hương 308, BC15, lúa nếp,...). Các cần chú ý: Vĩnh Chân, Văn Lang, Xuân Áng, Minh Hạc, Yên Luật, Tứ Hiệp, Yên Kỳ,  Hà Lương, Đại Phạm, Hương Xạ, Lang Sơn, Ấm Hạ,....

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại mạnh trên diện rộng, trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, nhất là trên diện tích lúa đang làm đòng. Tất cả các xã, thị trấn cần lưu ý.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong tháng 4, khi thời tiết chuyển mùa thường sẽ có những cơn mưa rào kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại bộ lá đòng trên tất cả các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, cần lưu ý trên các giống lúa có bản lá to, mềm, ruộng bón nhiều đạm, bón phân không cân đối. Các xã cần chú ý: Hiền Lương, Xuân Áng, Văn Lang, Vĩnh Chân, Tứ Hiệp, Bằng Giã, Hiền Lương, Lang Sơn, Yên Luật, Hương Xạ, Ấm Hạ ...

- Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy mật độ gây hại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 trên những diện tích lúa phơi màu đến ngậm sữa, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ có thể gây cháy ổ, cháy chòm. Cần lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước. Các xã cần chú ý: Ấm Hạ, Yên Kỳ, Hương Xạ, Phương Viên, Gia Điền, Hà Lương, Đại Phạm, Yên Luật, ... .

- Chuột: Gây hại trên tất cả các trà lúa ở tất cả các xã, thị trấn. Cần lưu ý những khu vực ruộng gần đường trục lớn, đê, bờ kênh mương, khu trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, ruộng trồng cỏ voi, gần nhà, khu ruộng gần ao đầm có bèo tây,...

Ngoài ra: Bọ xít dài, sâu đục thân gây hại nhẹ, cục bộ ổ hại trung bình trên những ruộng lúa thơm, ruộng lúa trỗ trước so với đại trà. Sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bệnh đen lép hạt, ... gây hại nhẹ.

2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, rệp cờ, sâu đục thân, bắp hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Bệnh đốm lá nhỏ, sâu keo mùa thu, sâu ăn lá, ... hại nhẹ.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám, ... hại nhẹ.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh thán thư, bọ xít, bọ trĩ gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Sâu róm, sâu đục cành, nhện, bệnh loét, sẹo gây hại rải rác, nhẹ trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Trong điều kiện thời tiết nắng ấm có mưa rào, châu chấu tre nở đầu đến giữa tháng 4 và gây hại tre, mai, luồng, trên ngô, cỏ voi, lúa, các xã cần chú ý: Bằng Giã, Vô Tranh, Xuân Áng.

Ngoài ra, theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của sâu ong hại cây mỡ, sâu xanh ăn lá bồ đề. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.

III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học (Nhất là đạm), thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá. Do thời tiết liên tục có mưa xen kẽ, cần tranh thủ thời tiết tạnh ráo trong ngày, phun phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Lazole TSC 750WP, Tricom 75WP, Beammy- kasu 300SC, Fu-army 30WP, 40EC, Katana 20SC, Ka-bum 650WP, Difusan 40EC, ... Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần), lần 2 cách lần 1từ 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá. Những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá khi lúa đứng cái- làm đòng, thì cần tiếp tục phun phòng trừ đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trỗ. Lưu ý trên một số giống mẫn cảm như: J02, Tân Ưu 98, TBR225, Thái xuyên 111, NƯ 838, BC 15, lúa nếp,...

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Cavil 60WP, Saizole 5EC, Nativo 750WG, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...

- Chuột hại: Tiếp tục tổ chức diệt chuột tập trung ở những khu, cánh đồng chuột còn gây hại mạnh. Sử dụng bằng bả sinh học, thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như: Ranpart 2% DS, FORWARAT 0.005% WAX BLOCK, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, Broma 0.005AB,.... Lưu ý đối với thời điểm lúa đứng cái - làm đòng trở đi mồi bả cần có mùi tanh để hấp dẫn chuột (do thời điểm này thức ăn ngoài đồng ruộng đã phong phú hơn. Nếu sử dụng thóc luộc làm mồi thì cần trộn thêm cám dạng bột sử dụng trong chăn nuôi với tỷ lệ 1 phần cám trộn với 10 - 15 phần thóc luộc).

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Thăm đồng thường xuyên, nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: CAPTIVAN 400WP, Antisuper 80WP, Kamsu 2SL, Kasumin 2SL,...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép 2 lần cách nhau 5 ngày.

- Sâu đục thân: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ 0,3 ổ/m2, 5% dảnh héo, bông bạc) đối với giai đoạn làm đòng đến trỗ, cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ sâu đục thân đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ như: Netoxin 90WP, gà nòi 95SP, Nicata 95SP, chlorferan 240 SC, ...) pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

2. Trên cây ngô xuân: Chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

4. Trên cây bưởi:

- Bọ xít: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV để phòng trừ cho bọ xít rất ít, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Dibamec 1.8EC/3.6EC, Vifast 10SC, Permecide 50EC, Decis 2.5EC, Karate 2.5EC, …

- Bọ trĩ: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV để phòng trừ cho bọ trĩ rất ít, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Catex 3.6 EC, Silsau 10WP, Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC/3.6EC, Karate 2.5EC, Confidor 200SL, ….

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, …

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Châu chấu tre: Khi phát hiện châu chấu mới nở, dùng vợt bắt giết những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre, ví dụ: Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV Phú thọ (b/c);

- VP huyện ủy, VP UBND huyện;

- Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên);

- Phòng NN & PTNT;

- Trung tâm VH-TT-DL và TT huyện;

- Trạm: KN, CN& TY;

- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;

- 20 xã, Thị trấn;

- L­ưu.

TRẠM TRƯỞNG

                    

Đỗ Thị Thùy Dương