Thứ Hai, 20/5/2024

Thông báo tình hình SVGH 7 ngày trên lúa. DB cuois vụ và BPPT kỳ 12/9 (Số 73/2023). Đoan Hùng.

Tuần 37. Tháng 9/2023. Ngày 12/09/2023

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 73/TB-TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                Đoan Hùng, ngày 12 tháng 9 năm 2023

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây (SVGH) hại 07 ngày trên lúa

(Từ ngày 06/9 đến 12/9/2023) dự báo đến cuối vụ  và biện pháp phòng trừ

 


Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi, chuẩn bị thu hoạch. Còn số ít diện tích lúa cấy muộn đang trong giai đoạn ngậm sữa. Qua điều tra tình hình SVGH ngày 11 - 12/9/2023, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo kết quả và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại tại hầu hết các xã. Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,7 - 8,6% dảnh hại, cao 15,5 - 16,8% dảnh hại, cục bộ 26,3 - 28% (Chí Đám, Phú Lâm, Hùng Xuyên, Vân Đồn, Vân Du…). Diện tích nhiễm 331,62 ha, trong đó nhiễm nhẹ 220,1 ha, nhiễm trung bình  111,52 ha.

 * Dự báo: Trong những ngày tới, thời tiết nắng mưa xen kẽ, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón phân không cân đối bón nhiều đạm.

2. Rầy các loại:

* Hiện tại: Mật độ phổ biến 24 - 245  con/m2 ; cao 480 - 700 con/m2. Mật độ trứng phổ biến 20 - 50 ổ/ m2. Diện tích nhiễm nhẹ 73,37 ha.

* Dự báo: Rầy tiếp tục tích lũy mật độ và gây hại trong thời gian tới, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

         * Hiện tại: Bệnh tiếp tục phát sinh  và gây hại tại xã Chân Mộng, Chí Đám, Tây Cốc, Hùng Xuyên, Vân Đồn,... Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,2 - 2,3% hại, cao 4,4 - 5,3% hại.

         * Dự báo: Bệnh sẽ tiếp tục phát triển, lây lan nhanh sau những cơn mưa kèm theo dông lốc. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, các giống lúa lai, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh.

4. Ngoài ra: Sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, nhện gié hại rải rác trên trà trung cấy muộn. Chuột hại rải rác, cục bộ ổ.

II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1.     Biện pháp chỉ đạo:

Đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: quan tâm chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ địa chính nông nghiệp, đôn đốc các hộ nông dân thu hoạch lúa đã chín theo phương châm "Xanh nhà hơn già đồng" để tránh mưa bão gây thiệt hại, mặt khác để giải phóng đất trồng cây vụ Đông. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ SVGH đối với diện tích lúa cấy muộn; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở xã, khu dân cư để nông dân biết, thăm đồng, kiểm tra và phun triệt để các ổ sâu, bệnh theo hướng dẫn, không để lây lan và ảnh hưởng tới năng suất.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Amistar Top 325SC, Anvil 5SC, Saipora Super 350SC, Saizole 5EC, Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 3SL, Help 400 SC,...

- Rầy các loại: Khi mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì cần phải phun phòng trừ một số loại thuốc, ví dụ: Sherzol 205 EC, Butyl 10WP, Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP, Chess 50WG, … Giai đoạn chắc xanh trở đi, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa. (Ví dụ: Excel Basa 50EC, Nibas 50EC, Bassa 50EC,...)

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ: Starwiner 20WP, Saipan 2SL, Alpine 80WP/WDG, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Avalon 8WP, ViSen 20SC, Sieu Khuan 700 WP...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

- Bệnh đen lép hạt: Sử dụng các loại thuốc ví dụ như: Tilt Super 300EC, Tip Top GOLD 400EC... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng khi đến ngưỡng phòng trừ: sâu đục thân trên trà trung cấy muộn… bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam.

Lưu ý: - Đối với lúa chín chuẩn bị thu hoạch, nếu phát hiện sâu bệnh vượt ngưỡng thì không phun thuốc mà tiến hành thu hoạch để giảm thiệt hại và đảm bảo an toàn sản phẩm.

 - Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

                          

(Đã ký)

 

 

Đỗ Chí Thành