Thứ Hai, 6/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 8 và dự báo sâu bệnh cuối vụ (Số 14/2017). Lâm Thao.

Tuần 35. Tháng 9/2017. Ngày 01/09/2017
Từ ngày: 01/09/2017.

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM BVTV LÂM THAO

 


Số:14 /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Lâm Thao, ngày 01  tháng 9 năm 2017

 

THÔNG BÁO  TÌNH HÍNH SÂU BỆNH THÁNG 8/2017

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH CUỐI VỤ MÙA 2017

 

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 08/2017:

1. Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại trên quy mô rộng ở cả hai trà lúa giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng đến đòng già; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm 1760,1ha, trong đó nhiễm nhẹ là 360,1ha, nhiễm trung bình là 788,3ha, nhiễm nặng là 611,7ha; tổng diện tích đã được phòng trừ là 1400ha.

2. Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên quy mô rộng ở các trà lúa giai đoạn đứng cái, làm đòng đến trỗ bông; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm là 1275,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 541,5ha, nhiễm trung bình là 642,5ha, nhiễm nặng là 91,7ha; tổng diện tích đã được phòng trừ là 849,8ha, trong đó diện tích phòng trừ lần 2 là 91,7ha.

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Do điều kiện thời tiết mưa bão liên tục, bệnh phát sinh và gây hại mạnh giai đoạn lúa làm đòng đến đòng già, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm là 151,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 60ha, nhiễm trung bình là 65,4ha, nhiễm nặng là 26,3ha; tổng diện tích đã được phòng trừ là 176,9ha, trong đó diện tích phun lần 2 là 26,3ha.

4. Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa, chủ yếu trên những ruộng trũng khó thoát nước, ruộng dộc chua; mức độ gây hại nhẹ, cục bộ trung bình. Tổng diện tích nhiễm là 52,3ha, trong đó nhiễm nhẹ là 39,1ha, nhiễm trung bình là 13,2ha. Diện tích đã được xử lý, khắc phục là 52,3ha.

5. Chuột: gây hại cục bộ trên trà lúa giai đoạn làm đòng đến đòng già.  Tổng diện tích nhiễm là 23,8ha (nhiễm nhẹ).

6. Rầy các loại: Phát sinh và gây hại nhẹ trên trà lúa mùa sớm giai đoạn trỗ bông đến ngậm sữa, chủ yếu trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng bị khô vằn hại nặng và bị đổ. Tổng diện tích nhiễm là 12,4ha (nhiễm nhẹ).

Ngoài ra: Sâu đục thân gây bông bạc rải rác trên cả hai trà lúa. Bệnh đen lép hạt gây hại nhẹ trên những diện tích lúa trỗ bông, phơi màu gặp mưa.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH CUỐI VỤ:

1. Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên một số giống nhiễm như RVT, TBR 225, Hương Thơm và trên những diện tích bị đổ do mưa bão. Các xã cần chú ý: Bản Nguyên, Tứ Xã, Cao Xá, Thạch Sơn,...

2. Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Trong thời gian tới có mưa, kèm theo dông, lốc bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, chủ yếu trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp đang giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Sơn Vy, Tứ Xã, Thạch Sơn,……

3. Bệnh khô vằn: Trong điều kiện thời tiết mưa, nắng đan xen, bệnh tiếp tục phát triển và lây lan nhanh, gây hại cục bộ trên những diện tích lúa ngậm sữa, chắc xanh; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, ruộng bị đổ do mưa bão. Các xã cần chú ý: Bản Nguyên, Tứ Xã, Sơn Vy.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT: Chú ý theo dõi và chỉ phòng trừ trên những diện tích lúa giai đoạn ngậm sữa đến chắc xanh bị nhiễm bệnh đến ngưỡng cần phòng trừ, cục thể:

1. Rầy các loại: Chú ý phòng trừ các ổ rầy gây hại, khi ruộng có mật độ rầy cám trên 1500con/m2 (30-40 con/khóm), cần phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Excel Basa 50EC, Nibas 50EC,…. khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng từ 0,8-1,0m, phun kỹ vào gốc lúa.

2. Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Trên ruộng có nhiều vết bệnh mới, hoặc ruộng đã bị bệnh mà vẫn tiếp tục phát triển thêm, cần phun phòng trừ  bằng một trong các loại thuốc ví dụ: Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Xanthomic 20WP,….)

3. Bệnh khô vằn: Cần kiểm tra đồng ruộng, khi thấy bệnh tiếp tục phát triển gây hại bộ lá đòng, tiến hành phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc ví dụ: Cavil 50WP, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC,…

Ngoài ra: Cần tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Sau khi sử dụng thuốc BVTV, phải thu gom vỏ, bao bì để đúng nơi quy định của xã, thị trấn.

 

Nơi nhận:

- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục BVTV (b/c);

- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;

- UBND, HTX, tổ KN các  xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

 

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Đặng Thị Thu Hiền


 

Thông báo sâu bệnh khác