Thứ Năm, 9/1/2025
THÔNG BÁO DỰ BÁO SÂU BỆNH CUỐI VỤ MÙA NĂM 2010
Gửi bài In bài

1. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy lứa 6 gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 330 - 372 con/m2, cao 4.500 - 5.500 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 4 ; 5 và trưởng thành. Trưởng thành đã bắt đầu đẻ  trứng, mật độ trứng trung bình 250 - 500 quả/m2, cao 1200 - 1600 quả/m2. Diện tích nhiễm là 3.886,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 2.272,4 ha, nhiễm trung bình 1.138,70 ha, nhiễm nặng 475,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 1.823,6 ha, trong đó phòng trừ 1 lần 1.606,3 ha, phòng trừ 2 lần 217,3 ha.

* Dự báo: Rầy tiếp tục gây hại trên các trà lúa, trưởng thành đẻ trứng tập trung trên lúa mùa trung, mùa muộn. Rầy cám lứa 7 nở rộ từ ngày 25/9 trở đi và gây hại trên lúa mùa trung giai đoạn chắc xanh - chín, lúa mùa muộn giai đoạn trỗ bông - chắc xanh. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên chân vàn thấp và chân ruộng rộc ven đồi, gò. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 2.500 ha, các huyện còn diện tích lúa muộn cần chú ý: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan hùng,...

* Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ rầy cám (tuổi 1; 2) trên 1.500 con/m2 (Trên 30 con/khóm) sử dụng các loại thuốc như Penalty 40 WP, Sectox 10WP, Conphai 700 WG, Amira 25 WG, Actara 25 WP,..  hỗn hợp với các thuốc Bassa 50EC, Bassan 50ND,  Jetan 50 EC, Superista 25EC ... rẽ băng rộng 0,8 - 1 m, pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì và  phun kỹ vào gốc lúa.

2. Bọ xít dài:

* Hiện tại: Bọ xít dài gây hại trên trà trung , mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện tích trỗ muộn. Mật độ trung bình 0,2 - 0,5 con/m2, cao 7 - 10 con/m2, cục bộ 25 - 30 con/m2 (Tân Sơn). Diện tích nhiễm 1.829,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.099 ha, nhiễm trung bình 469,3 ha, nhiễm nặng 261,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 1.106,1 ha.

* Dự báo: Bọ xít dài tiếp tục di chuyển và gây hại trên trà lúa mùa muộn giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng trỗ sau của trà muộn. Các huyện còn diện tích lúa muộn cần chú ý: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan hùng, ...

* Biện pháp phòng trừ: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, ... phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát; Chú ý phun đủ lượng nước theo khuyến cáo.

3. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại: Sâu non lứa 4 gây bông bạc trên các trà lúa, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,2 - 0,3%, cao 2 - 3%, cục bộ ổ nhỏ 6 - 7% (Phù Ninh, Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 5, nhộng. Bướm lứa 5 đã ra rải rác, mật độ trung bình 0,1 con/m2, cao 1 con/m2.

* Dự báo: Bướm lứa 5 tiếp tục ra rộ và kéo dài đến cuối tháng 9, sâu non gây hại trên trà lúa muộn trỗ sau 20/9, đặc biệt chú ý các ruộng trỗ sau của trà muộn. Các huyện cần chú ý Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng.

* Biện pháp phòng trừ: Trên tất cả các ruộng trỗ sau 25/9, khi lúa trỗ báo (chia vè, trỗ thấp thoi) phải phun phòng trừ sâu đục thân, sử dụng các thuốc Regent 800WG; Rigell 800 WG; Finico 800 WG,… pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì; Kết hợp với biện pháp ngắt ổ trứng trước và sau phun đem lại hiệu quả rất cao.

4. Ngoài ra: Tiếp tục theo dõi và phòng trừ các ổ bệnh khô vằn, nhện gié, sâu cắn gié; Tăng cường chỉ đạo diệt chuột, ngăn chặn nguồn chuột chuyển gây hại cây trồng vụ đông.

Thời gian từ nay đến cuối vụ không còn dài, Chi cục Bảo vệ thực vật đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp tục chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đôn đốc tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân, tiếp tục kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ triệt để các đối tượng sâu bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn