Chủ Nhật, 24/11/2024
Thông báo khẩn tình hình sâu bệnh kỳ 10/8, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Gửi bài In bài
Chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ tại huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ

1, Sâu cuốn lá nhỏ:

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp, trong đợt chỉ đạo phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ tập trung từ 5 – 9/8/2010, các địa phương đã tích cực chỉ đạo phòng trừ được 80 – 95% diện tích cần phun; Kết quả điều tra thực tế ngày 8, 9/8/2010:

- Trên diện tích phun đạt hiệu quả: Mật độ sâu trung bình 3 – 5 con/m2, cao 7 – 10 con/m2, đảm bảo an toàn với lứa sâu này.

- Một số diện tích mật độ sâu vẫn rất cao, trung bình 20 – 30 con/m2, cao 50 – 60 con/m2, cục bộ 80 – 100 con/m2, cá biệt trên 150 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2.

- Qua kiểm tra, nguyên nhân mật độ sâu còn cao do:

+ Chưa được phun phòng trừ hoặc một số nhỏ diện tích do phun quá sớm trước thời gian hướng dẫn, khi đó trứng sâu chưa nở rộ.

+ Một số hộ còn mua và sử dụng không đúng loại thuốc đặc hiệu do chuyên ngành BVTV khuyến cáo nên hiệu quả phòng trừ không cao.

 + Đặc thù vụ mùa năm nay sâu cuốn lá nhỏ rải lứa, tồn tại nhiều loại tuổi trên đồng ruộng nên sâu tiếp tục trưởng thành, đẻ trứng nhiều đợt và gây hại.

* Dự báo: Sâu non tiếp tục phá hại rất mạnh do tuổi 3, 4 là tuổi gây hại chính trong vòng đời của sâu, những diện tích có mật độ sâu còn cao có thể bị trắng lá hoàn toàn, ảnh hưởng lớn tới năng suất nếu không tiếp tục phòng trừ tốt. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê,…

* Biện pháp phòng trừ: Tổng kiểm tra toàn bộ đồng ruộng, rà soát, phân loại ruộng sau phun nếu mật độ sâu non vẫn còn trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con trở lên) phải phun phòng trừ tiếp; Do tuổi sâu đã lớn cần sử dụng các loại thuốcđặc hiệu như: Regent 800WG; Rigell 800 WG; Finico 800 WG; Oncol 25 WP; Tasodant 600 EC; Silsau 5.0 EC,... hỗn hợp với thuốc Pertox 5 EC, Fastac 5EC,…pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì. Thời gian phun thuốc kéo dài đến 15/8/2010.

Lưu ý: Trên đồng ruộng hiện nay còn có đối tượng bọ xít dài, sâu đục thân, rầy các loại gây hại cục bộ; Tập trung chỉ đạo phun trừ sâu cuốn lá bằng các loại thuốc trên sẽ tiêu diệt luôn cả 3 đối tượng trên, kết thúc đợt phun sâu cuốn lá, Chi cục BVTV sẽ điều tra đánh giá thực tế và có thông báo chỉ đạo phòng trừ các đối tượng tiếp theo.

2, Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh lây lan và gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 3 - 5%, cao 10 - 20%, cục bộ ổ 40% (Lâm Thao).

* Dự báo: Bệnh phát triển lây lan nhanh và gây hại trên trà lúa mùa sớm do giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng rất mẫn cảm với bệnh. Mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn,... Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Cẩm Khê, Việt Trì, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ hòa,….

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Validacin 5SL, Tilt Super 300 ND, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

3, Chuột hại:

* Hiện tại: Chuột gây hại trên tất cả các trà của tất cả các huyện trong tỉnh, tỷ lệ dảnh hại trung bình 1 – 3 %, cao 10 - 15 %, cục bộ 20 % trên các ruộng ven làng, ven đồi, gò, bờ lớn, đường đi, ven đồng mầu,...

* Dự báo: Chuột gia tăng gây hại mạnh do tiếp tục tích lũy số lượng và do lúa giai đoạn đứng cái, làm đòng là mồi ăn khoái khẩu của chuột.

* Biện pháp phòng trừ: Triển khai đợt đánh chuột tập trung trước khi lúa ôm đòng bằng thuốc sinh học tự phối trộn tại địa phương theo phương án: Nông dân góp lúa và nhận lại mồi thuốc đi đánh; Xã, huyện hỗ trợ 1.000 đ/sào/lần đánh chi cho tiền thuốc, tập huấn hướng dẫn và phối trộn thuốc tập trung.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn