Chủ Nhật, 24/11/2024
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 10/7, DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Gửi bài In bài

 I/ DIỄN BIẾN SÂU BỆNH KỲ 10/7 VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

a, Trên trà sớm: Lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, do tính chất gối vụ và chuyển nguồn từ vụ xuân sang nên sâu cuốn lá lứa 5 phân ly thành 2 đợt rõ rệt:

* Đợt 1: Trưởng thành đang ra rộ với mật độ trung bình 0,1 - 0,5 con/m2, cao 1 - 2,5 com/m2. Đặc biệt trên bờ cỏ và cây ký chủ phụ mật độ trưởng thành rất cao, trung bình 3 - 6 con/m2, cục bộ 20 con/m2 (Cẩm Khê).

* Đợt 2: Sâu non đang gây hại nhẹ, mật độ trung bình 5 - 10 con/m2, cục bộ 24 - 50 con /m2 (Thanh Sơn, Tam Nông, Phú Thọ). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3, 4;

b, Trên trà mùa trung: Lúa bắt đầu đẻ nhánh, mật độ sâu non trung bình 1 - 5 con/m2, cao 8 - 10 con/m2, cục bộ 30 - 40 con/m2 (Yên Lập). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.

c, Dự báo:

* Đợt 1: Trưởng thành tiếp tục ra rộ đến ngày 15/7, bướm di chuyển từ bờ cỏ, vườn tạp ra đẻ trứng trên trà lúa mùa sớm, sâu non nở và gây hại mạnh từ 20/7 trở đi, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên những ruộng cực sớm, lúa xanh tốt, ruộng ven làng, ven đồng mầu, ... Các huyện cần chú ý đợt sâu này gồm Cẩm Khê, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Việt Trì.

* Đợt 2: Trưởng thành ra rộ từ ngày 22 - 26/7 (Trên trà mùa trung ra muộn hơn 2 - 3 ngày) và đẻ trứng, sâu non nở và gây hại trên các trà từ ngày 30/7 trở đi.

2. Ngoài ra: Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá lớn, châu chấu, ốc bươu vàng, rầy các loại, bệnh sinh lý gây hại nhẹ, rải rác.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các xã phường thị trấn huy động tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tổng kiểm tra đồng ruộng, xác định mật độ, phân loại diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ để phòng trừ. Tăng cường thông tin, tuyên truyền trên hệ thống đài PTTH huyện, xã về diễn biến sâu bệnh và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ.

- Giao Trạm BVTV tăng cường điều tra, phân loại từng đợt, từng trà nhiễm sâu cuốn lá cần phòng trừ, tham mưu cho UBND huyện và các xã, phường, thị trấn chỉ đạo, tránh phun thuốc tràn lan gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

a, Sâu cuốn lá:

- Ruộng có mật độ sâu non 50 con/m2 (1 con/khóm trở lên), sử dụng các loại thuốc Regent 800WG; Rambo 800 WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Finico 800 WG; Oncol 25 WP; Actamec 40 EC,...   phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Sử dụng các loại thuốc trên ngoài diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ còn diệt luôn cả đối tượng sâu đục thân và một số sâu hại khác trên ruộng.

- Thời gian phun thuốc:

* Đợt 1: Phun tập trung từ ngày 20 - 24/7/2010, khi đó sâu non chủ yếu đang ở tuổi 1, 2. Các huyện cần chú ý phun đợt sâu này gồm Cẩm Khê, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Việt Trì. Lưu ý tránh phun thuốc tràn lan gây lãng phí.

* Đợt 2: Dự kiến phun tập trung vào đầu tháng 8, do thời tiết biến động thất thường có tác động mạnh đến sự phát triển của sâu bệnh nên Chi cục sẽ thông báo lịch phun cụ thể cho đợt này ở kỳ thông báo sau.

b, Ngoài ra: Trên những diện tích lúa bị bệnh sinh lý, vàng lá, chỉ đạo bón phân kịp thời kết hợp làm cỏ sục bùn và phun bổ sung phân bón lá; Trên ruộng chua lầy tiến hành tháo nước luân phiên và phun bổ sung bằng thuốc Antracol 70 WP theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao b

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn