Thứ Ba, 23/4/2024
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 9, DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10 NĂM 2010
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 9/2009:

1. Thời tiết: Trong tháng ngày trời nắng nóng, xen kẽ có mưa rào và giông, đêm nhiều sương. Nhiệt độ trung bình 28 - 300C, cao 32 - 340C, thấp 24 - 26oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

  - Lúa mùa sớm, mùa trung: Chắc xanh - Chín, thu hoạch.

  - Lúa mùa muộn: Làm đòng - Trỗ bông, ngậm sữa.

  - Rau: Phát triển thân lá - thu hoạch.

  - Ngô hè thu: Chín sáp - thu hoạch; Ngô đông: Làm bầu - trồng mới.

  - Đậu tương hè: Quả chắc - thu hoạch. Đậu tương đông: Lên luống - gieo hạt.

  - Chè kinh doanh: Thu hái búp.

  - Cây lâm nghiệp: Phát triển thân, tán.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên lúa:

  - Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non gây hại trên lúa mùa muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ  hại nặng. Diện tích nhiễm 1.833,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.187 ha, nhiễm trung bình 377,1 ha, nhiễm nặng 269,2 ha. Diện tích phòng trừ 1.619 ha.

  - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 11.125,1 ha, trong đó nhiễm nhẹ 5.132,7 ha, nhiễm trung bình 3.725,9 ha, nhiễm nặng 2.223,2 ha, trong đó: Diện tích nặng thiệt hại > 70% năng suất 43,3 ha. Diện tích phòng trừ 12.410,5 ha, trong đó phòng trừ 1 lần là 10.651,2 ha, phòng trừ 2 lần là 1.759,3 ha.

  - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 8.318,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 3.913 ha, nhiễm trung bình 2.918,1 ha, nhiễm nặng 1.487,5 ha. Diện tích phòng trừ 9.681,3 ha, trong đó diện tích phun 1 lần 9.564,5 ha, phun 2 lần 116,8 ha.

  - Sâu đục thân 2 chấm: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.502 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.434,5 ha, nhiễm trung bình 67,5 ha. Diện tích phòng trừ 544,5 ha.

  - Bọ xít dài: Diện tích nhiễm 2.945,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 2.156,5 ha, nhiễm trung bình 710,5 ha, nhiễm nặng 78,8 ha. Diện tích phòng trừ 2.955,3 ha.

  - Chuột: Gia tăng gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1.516,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 987,2 ha, nhiễm trung bình 355,4 ha, nhiễm nặng 174,2 ha. Diện tích phòng trừ 462 ha.

  - Nhện gié: Gây hại trên các trà. Diện tích nhiễm 820,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 776,4 ha, nhiễm trung bình 43,8.

  - Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 70,9 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.

b, Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các đối tượng: Sâu tơ, sâu khoang, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ.

c, Trên ngô: Bệnh khô vằn, rệp, chuột, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ trên ngô hè thu. Sâu xám hại nhẹ rải rác trên ngô đông mới trồng

d, Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá, sâu đục quả gây hại nhẹ trên đậu tương hè. Sâu xám, bệnh lở cổ rễ hại nhẹ rải rác trên đậu tương đông mới trồng.

e, Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.

g, Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, rệp muội hại nhẹ trên cây bưởi. Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

h, Trên cây lâm nghiệp: Mối gốc, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ  BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 10/2010:

1. Trên lúa mùa muộn:

  - Rầy các loại: Tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, ổ nếu không phòng trừ tốt. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng.

  - Sâu đục thân 2 chấm: Tiếp tục gây hại trên trà  lúa mùa muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng.

  - Bệnh khô vằn: Gây hại trên trà muộn, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng cấy dày, ruộng bị hạn.

  - Bọ xít dài: Tiếp tục gây hại trên lúa muộn giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ  đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện nhiều diện tích lúa muộn cần chú ý: Tân Sơn,  Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng.

  Ngoài ra: Chuột, nhện gié, bệnh đen lép hạt gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

2. Trên ngô đông:

  - Chuột, sâu xám: Gây hại trên ngô đông giai đoạn gieo - 4 lá, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.

  - Bệnh sinh lý: Hại trên ngô mới trồng, trên ruộng vàn thấp, chăm sóc không đúng kỹ thuật, mức  độ hại nhẹ đến trung bình.

   Ngoài ra: Chấu chấu, sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá gây hại nhẹ.

3. Trên rau:

  - Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên rau cải, bắp cải, su hào.

  - Ngoài ra: Rệp muội phát sinh trong điều kiện thời tiết khô hanh.

4. Trên cây đậu tương:

  - Sâu xám: Gây hại chủ yếu giai đoạn cây con, mức  độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

  - Bệnh lở cổ rễ, sâu ăn lá (sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu khoang, ...): Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

5. Trên chè: Các đối tượng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám hại nhẹ.

6. Cây  ăn quả: Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh hại lộc hè thu, sâu đục thân cành, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, rệp sáp, bệnh loét hại cục bộ trên cây bưởi. Bệnh thán thư, bọ xít hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

7. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên cây keo, bạch đàn.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa mùa muộn:

  - Rầy các loại: Khi mật độ rầy cám (tuổi 1; 2) trên 1.500 con/m2 (Trên 30 con/khóm) sử dụng các loại thuốc như Penalty 40 WP, Sectox 10WP, Conphai 700 WG, Amira 25 WG, Actara 25 WP, ... hỗn hợp với các thuốc Bassa 50EC, Bassan 50ND,  Jetan 50 EC, Superista 25EC ... rẽ băng rộng 0,8 - 1 m, pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì và phun kỹ vào gốc lúa.

  - Sâu đục thân 2 chấm: Khi lúa trỗ thấp thoi phải phun phòng trừ sâu đục thân, sử dụng các thuốc Regent 800WG; Rigell 800 WG; Finico 800 WG,… pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

  - Bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5 SC, Tilvil 50 SC, Validacin 5L … phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

  - Bọ xít dài: Khi mật độ từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, ... phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

  - Ngoài ra chú ý phòng trừ chuột, bệnh đen lép hạt, bệnh bạc lá ...

2. Trên ngô đông:

  - Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như: Regent 800WG, Finico 800 WG, …kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5 EC, Bestox 5 EC, Antaphos 25 EC…Phun vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

  - Khắc phục bệnh sinh lý: Dùng lân ngâm với nước giải 3 - 4 ngày sau đó pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh nên phun thuốc kích thích sinh trưởng qua lá, bổ xung dinh dưỡng cho cây, sử dụng các loại thuốc KH, AH, Komix, Antonik,  ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì để cây nhanh hồi phục.

3. Trên cây đậu tương:

   - Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như: Regent 800WG, Finico 800 WG, … kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5 EC, Bestox 5 EC, Antaphos 25 EC… Phun vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

   - Bệnh lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện nên nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột trực tiếp vào đất. Dùng một trong các loại thuốc hoá  học: Validacin 5SL, Tilt Super 300 ND… phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

   - Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Finico 800 WG, Dibamec 1.8EC, 3.6EC, Shertin 1.8EC … Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

4. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

5. Trên cây chè: Phun phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.

6. Cây  ăn quả: Phun phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu ăn lá, vẽ bùa trên bưởi; bọ xít, bệnh thán thư trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

7. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chú trọng bệnh héo ngọn, khô cành trên rừng keo trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích keo chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc: Binhconil 75WP, Cavil 60WP hoặc các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Chlorothalonil.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn