I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 11/2010:
1. Thời tiết: Đầu tháng ngày trời nắng nhẹ, đêm và sáng trời nhiều sương. Giữa và cuối tháng do ảnh hưởng của không khí lạnh có mưa nhỏ kéo dài, trời rét. Nhiệt độ trung bình 21 - 230C, cao 26 - 280C, thấp 15 - 17oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng:
- Mạ chiêm, xuân sớm: Mới gieo - 2 lá.
- Rau: Phát triển thân lá - thu hoạch.
- Ngô đông: Thâm râu - làm hạt.
- Đậu tương: Quả non.
- Chè kinh doanh: Hái tận thu búp - đốn qua đông.
- Cây cao su: Phát triển thân, cành.
- Cây lâm nghiệp: Gieo hạt giống - cấy cây mầm ở vườn ươm.
3. Tình hình sâu bệnh:
a, Trên mạ chiêm, xuân sớm: Chuột, bệnh sinh lý hại rải rác tại một số huyện gieo mạ chiêm, xuân sớm như: Hạ Hoà, Thanh Ba, Phú Ninh, Việt Trì, Tam Nông.
b, Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang hại nhẹ đến trung bình, tập trung tại các huyện Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Yên Lập, Phú Thọ.
- Nhiễm bọ nhảy 125,1 ha, trong đó nhiễm nhẹ 116,2 ha, nhiễm trung bình 8,9 ha. Đã phòng trừ là 34,4 ha.
- Nhiễm sâu xanh 79,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 79,3 ha, nhiễm trung bình 0,3 ha. Đã phòng trừ là 7,1 ha.
- Nhiễm sâu khoang 58,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 53,4 ha, nhiễm trung bình 5,1 ha. Đã phòng trừ là 5,1 ha.
Ngoài ra: Sâu tơ, bệnh thối nhũn, rệp, bệnh đốm vòng gây hại nhẹ.
c, Trên cây đậu tương: Ruồi đục thân hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, sâu đục quả hại nhẹ đến trung bình, tập trung tại các huyện. Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập.
- Nhiễm ruồi đục thân 38,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 29,9 ha, nhiễm trung bình 5,6 ha, nhiễm nặng 2,8 ha. Đã phòng trừ là 5,6 ha.
- Nhiễm sâu cuốn lá 20,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 17,5 ha, nhiễm trung bình 2,8 ha. Đã phòng trừ là 5,6 ha.
- Nhiễm bệnh lở cổ rễ 8,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 4,7 ha, nhiễm trung bình 3,8 ha.
- Nhiễm sâu đục quả 38,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ 38,6 ha, nhiễm trung bình 0,3 ha. Đã phòng trừ là 1,3 ha.
Ngoài ra: Sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, chuột gây hại nhẹ.
d, Trên cây ngô: Rệp cờ, sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn hại nhẹ đến trung bình tập trung tại các huyện Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tam Nông.
- Nhiễm rệp 667,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ 543,8 ha, nhiễm trung bình 124,1 ha. Đã phòng trừ là 282,9 ha.
- Nhiễm sâu đục thân, đục bắp 381,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 334,3 ha, nhiễm trung bình 47,3 ha. Đã phòng trừ là 267,1 ha.
- Nhiễm bệnh khô vằn 875,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 824 ha, nhiễm trung bình 51,6 ha. Đã phòng trừ là 81,7 ha.
- Nhiễm bệnh đốm lá lớn 1051,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ 908,8 ha, nhiễm trung bình 142,5 ha. Đã phòng trừ là 223,1 ha.
Ngoài ra: Bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ, chuột, châu chấu, sâu ăn lá gây hại nhẹ.
e, Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ gây hại nhẹ đến trung bình tập trung tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hoà.
- Nhiễm rầy xanh 1.527,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.167,8 ha, nhiễm trung bình 359,9 ha. Đã phòng trừ là 828,8 ha.
- Nhiễm bọ xít muỗi 1.449,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.306,8 ha, nhiễm trung bình 142,4 ha. Đã phòng trừ là 280 ha.
- Nhiễm bọ cánh tơ 857,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 658,5 ha, nhiễm trung bình 199,1 ha. Đã phòng trừ là 199,1 ha.
Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá chè gây hại nhẹ.
g, Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, rệp muội hại nhẹ trên cây bưởi tại Đoan Hùng. Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải tại Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Phù Ninh, Phú Thọ.
h, Trên cây cao su: Chưa phát hiện nhiễm sâu, bệnh.
i, Trên cây lâm nghiệp: Mối gốc, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn tại Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 12/2010:
1. Trên lúa, mạ chiêm xuân:
- Trên lúa: Đề phòng thời tiết rét đậm, lúa chiêm mới cấy bị chết rét, bệnh sinh lý phát triển gây hại nặng. Các huyện cấy có nhiều diện tích cấy trà chiêm đầm, xuân sớm cần chú ý: Hạ Hoà, Thanh Ba, Phú Ninh, Việt Trì, Tam Nông.
- Trên mạ: Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng mới gieo. Đề phòng trong điều kiện thời tiết có rét đậm, bệnh sinh lý phát triển và gây hại trên diện rộng.
Ngoài ra: Cào cào, châu chấu, rầy các loại gây hại ổ cục bộ.
2. Trên ngô:
- Rệp cờ, bệnh khô vằn tiếp tục phát triển lây lan gây hại; Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tam Nông.
- Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Thanh Thuỷ, Yên Lập, Việt Trì, Phú Thọ.
- Sâu đục thân, đục bắp, bệnh đốm lá gây hại nhẹ đến trung bình.
3. Trên rau:
- Sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên rau cải, bắp cải, xu hào. Các huyện nhiều diện tích rau cần chú ý: Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Yên Lập, Phú Thọ.
- Rệp muội gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trong điều kiện thời tiết hanh khô. Các huyện cần chú ý: Việt Trì, Phù Ninh, Hạ Hoà.
- Ngoài ra: Bệnh thối nhũn, đốm vòng gây hại nhẹ đến trung bình.
4. Trên cây đậu tương:
- Sâu đục quả: Tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các huyện cần chú ý: Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập.
- Ngoài ra: Bệnh sương mai, chuột gây hại nhẹ đến trung bình.
5. Trên chè: Nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình; rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ gây hại nhẹ trên chè tận thu. Ngoài ra bệnh chấm xám, bệnh phồng lá chè hại nhẹ rải rác.
6. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp sáp hại cục bộ trên bưởi tại Đoan Hùng; Bệnh thán thư trên cây hồng; Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải tại các huyện Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Phù Ninh, Phú Thọ.
7. Cây cao su: Đề phòng nhiễm bệnh phấn trắng đối với diện tích cây cao su tuổi 1; 2 tại huyện Cẩm Khê.
8. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn tại các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà.. Kiến, mối, bọ hung, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại cây con giai đoạn vườn ươm.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên lúa, mạ chiêm xuân:
- Đối với lúa chiêm mới cấy: Cần duy trì đủ lượng nước trong ruộng, không nên cấy lúa vào những ngày trời rét, nhiệt độ xuống dưới 150C.
- Đối với mạ chiêm xuân: Gieo mạ theo đúng khung lịch đã hướng dẫn, chăm sóc, che phủ nilon phòng chống rét cho mạ, hạn chế bệnh sinh lý gây hại; phòng trừ chuột thường xuyên bằng biện pháp thủ công, quây rào ni lon, ... diệt trừ các ổ cào cào, châu chấu gây hại.
2. Cây ngô: Phòng trừ rệp cờ, bệnh khô vằn, sâu đục thân trên những diện tích có mật độ cao bằng các thuốc đặc hiệu. Tích cực diệt trừ chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
3. Cây rau: Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Cây đậu tương: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và phòng trừ kịp thời.
- Sâu đục quả: Khi có trên 10% quả bị hại, sử dụng một trong các loại thuốc hoá học Kuraba 1.8EC, 3.6EC, Tungatin 3.6EC, Cyperkill 25EC để phòng trừ.
- Bệnh sương mai: Khi tỷ lệ lá hại trên 20% sử dụng các loại thuốc trừ nấm nội hấp mạnh như Aliette 80WP, Ridomil 68 WP, ...Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
5. Cây chè: Vệ sinh nương chè sau đốn, bón bổ sung phân chuồng và phân vô cơ theo quy trình chăm sóc chè; Sau khi đốn từ 15 - 20 ngày có thể dùng hỗn hợp thuốc( pha 25ml Bullstas 262,5 EC + 30 gr Antracol 70WP cho một bình 16 lít phun cho một sào Bắc Bộ) nhằm tiêu diệt các tàn dư sâu bệnh và bổ sung vi lượng kẽm cho chè.
6. Cây ăn quả: Phun phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa trên bưởi; sâu ăn lá, bệnh thán thư trên cây hồng; bệnh sương mai, nhện lông nhung trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
7. Cây cao su: Sau thời gian dụng lá theo đặc tính thì cây sẽ mọc lá mới, ở giai đoạn búp lá ( lá có màu tím nhạt): Sử dụng các loại thuốc Sulox 80WP, Binhnavil 50SC pha theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì phun phòng trừ bệnh phấn trắng.
8. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chú trọng bệnh héo ngọn, khô cành trên rừng trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc: Binhconil 75WP, Cavil 60WP hoặc các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Chlorothalonil. Xử lý luống gieo và đất đóng bầu bằng các thuốc trừ nấm, kiến, mối, ... Chú ý chống rét và sương muối cho cây con ở vườn ươm.