Thứ Hai, 6/1/2025
THÔNG BÁO KHẨN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 10/8, DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Gửi bài In bài
Nông dân xã Sơn Dương tập trung phun phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

I/ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ NGÀY 01 - 09/8/2011:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

Thực hiện Công văn số 743/SNN-TT ngày 25/7/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT và Thông báo khẩn tình hình sâu cuốn lá kỳ 01/8/2011 của Chi cục Bảo vệ thực vật, các địa phương đã tập trung lực lượng, tích cực chỉ đạo đợt phòng trừ tập trung từ ngày 02 - 08/8/2011. Kết quả: Tổng diện tích nhiễm 6.309,4 ha; trong đó, nhiễm nhẹ 3.469,1 ha, nhiễm trung bình 2.071,5 ha, nhiễm nặng 768,8 ha. Diện tích đã được phòng trừ 6.063,1 ha; trong đó diện tích phun 1 lần là 5.113,1 ha, diện tích phun 2 lần là 950 ha.

* Hiện tại:

- Trên trà 1: Trên diện tích phun đạt hiệu quả, mật độ sâu non trung bình 8 - 10 con/m2, cao 15 - 20 con/m2 đảm bảo an toàn với lứa sâu này. Một số diện tích do phun quá sớm hoặc phun xong gặp mưa nên mật độ sâu vẫn còn cao, trung bình 40 - 60 con/m2, cao 80 - 133 con/m2 (Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3, 4.

- Trên trà 2: Bướm cuốn lá đợt 2 đã ra rộ di chuyển và đẻ trứng trên cả trà 1 và trà 2. Mật độ bướm trung bình 0,5 - 2,6 con/m2, cao 8 - 16 con/m2, cục bộ 50 - 60  con/m2 (Hạ Hòa, Phù Ninh); Mật độ trứng trung bình 8 - 16 quả/m2, cao 40 - 80 quả/m2, cục bộ 144 - 250 quả/m2 (Hạ Hòa, Yên Lập); Mật độ sâu non trung bình 8 - 16 con/m2, cao 32 - 53 con/m2, cục bộ 100 - 120 con/m2 (Hạ Hòa).

* Dự báo:

- Trên trà 1: Những diện tích mật độ sâu còn cao, sâu non tiếp tục phá hại mạnh do tuổi 3, 4 là tuổi gây hại chính trong vòng đời của sâu, có thể gây trắng lá ảnh hưởng tới năng suất nếu không tiếp tục phòng trừ tiếp. Các huyện cần chú ý: Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Lâm Thao, Việt Trì.

- Trên trà 2: Bướm cuốn lá sẽ tiếp tục đẻ trứng trên trà 1, trà 2; Sâu non nở rộ và gây hại từ ngày 15/8/2011 trở đi với mật độ sâu non trung bình 100 - 150 con/m2, cục bộ 200 - 300 con/m2 gây trắng lá hoàn toàn nếu không được phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 20.000 ha. Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Sơn, Yên Lập, Việt Trì, ...

2. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy các loại đã xuất hiện và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Mật độ trung bình 100 con/m2, cao 1.600 con/m2, cục bộ 2.500 con/m2 (Yên Lập). Phát dục chủ yếu tuổi 4, 5.

* Dự báo: Rầy các loại tiếp tục tích lũy và đẻ trứng gia tăng mật độ. Dự kiến rầy cám lứa 6 sẽ nở rộ vào cuối tháng 8 - đầu tháng 9 gây hại trên các trà lúa giai đoạn làm đòng  - trỗ bông. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Lâm Thao, Hạ Hòa, ...

3. Ngoài ra các đối tượng: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, chuột, châu chấu, bệnh sinh lý gây hại cục bộ.

II/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

Đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp tục chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các xã phường thị trấn và bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, xác định mật độ, diện tích nhiễm sâu bệnh để phòng trừ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu trên 20 con/m2 đối với trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng, và trên 50 con/m2 trở lên đối với trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, sử dụng các loại thuốc: Ammate 30 WDG, Rigell 800 WG; Rambo 800 WG; Oncol 25 WP hỗn hợp với Silsau 4.5 EC, Catex 3.6 EC, Pertox 5 EC, ...   pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Sử dụng các loại thuốc trên sẽ hạn chế rầy, sâu đục thân và một số các đối tượng sâu khác.

Thời gian phun thuốc tốt nhất từ ngày 15 - 20/8/2011.

- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 sử dụng các loại thuốc: Penalty 40 WP, Sectox 10WP, Conphai 700 WG, Actara 25 WP, Midan 10 WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.       

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn