Vụ xuân 2017, nền nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với trung bình nhiều
năm, cây lúa và các cây trồng ngắn ngày trong vụ sinh trưởng thuận lợi, nhưng
đối với một số cây ăn quả dài ngày như vải, bưởi thì ngược lại. Đây cũng là vụ
thời tiết phù hợp cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, có những diễn
biến phức tạp hơn so với nhiều năm.
Đối với cây lúa, tổng diện tích gieo cấy
lúa của tỉnh là 36.998 ha, trong đó diện tích lúa lai đạt 19.280 ha; lúa chất lượng
đạt trên 9.216 ha; diện tích áp dụng SRI đạt 13.054 ha. Cây lúa sinh trưởng khá thuận lợi ngay
từ đầu vụ, các trà lúa trỗ và thu
hoạch sớm hơn cùng kỳ
2016 khoảng 1 tuần. Một số
đối tượng sâu bệnh có quy mô và mức độ gây hại nhẹ, nhưng cũng có một số đối
tượng sâu bệnh
cũng phát sinh sớm và có quy mô
tăng hơn so với cùng kỳ năm trước (CKNT): Bệnh đạo ôn diện tích nhiễm là 582,5 ha,
trong đó nhiễm nặng 1,5 ha, sớm và cao hơn so với CKNT (năm 2016 nhiễm 127 ha,
trong đó nhiễm nặng 1,1 ha) chủ yếu trên các giống nếp, JO2, BC15,TBR225, HT1, ... Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 7.820,9 ha, trong đó
nhiễm nặng 918,1 ha, cao hơn so với
CKNT (Năm 2016 diện tích
nhiễm 6.600,9 ha, trong đó nhiễm nặng 251,1ha).
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn diện
tích nhiễm 273,0 ha, mức độ hại nhẹ đến trung bình, quy
mô và mức độ hại thấp hơn so với CKNT.
Một số đối tượng khác như rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ mặc dù
quy mô gây hại thấp hơn so với CKNT nhưng có xu hướng hại mạnh vào cuối vụ.
Ngoài ra: ốc bươu vàng, bọ xít dài, ruồi đục nõn,... gây
hại không đáng kể, mức độ nhẹ.
Riêng đối với chuột, trong điều kiện ấm chúng đã
sinh sản thuận lợi ngay từ vụ đông, phát sinh sớm và
gây hại trên diện rộng, nhưng công tác diệt chuột tập trung ở nhiều địa phương
trong tỉnh đã triển khai tốt nên quy mô và mức độ hại của chuột giảm so với
CKNT. Diện tích nhiễm 1.252,7 ha, trong đó nhiễm nặng 3,7 ha (Năm 2016 diện
tích nhiễm 1.328 ha, trong đó nhiễm nặng 14 ha).
Đánh giá tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây lúa cho
thấy, tỷ lệ thiệt
hại là 0,117% (thiệt hại trên trà trung 0,148%, trà muộn 0,103%), cao hơn so
với vụ xuân năm trước (Vụ xuân 2016 là 0,045%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so chỉ tiêu
đề ra (tỷ lệ thiệt hại dưới 1%), đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Đối với sâu bệnh trên cây ngô
và cây rau màu khác, nhìn chung là tương đương và thấp hơn TBNN và CKNT.
Đối với cây chè nhiều đối
tượng sâu hại chính đều phát sinh sớm và tăng quy mô hại so với CKNT (Bọ cánh
tơ: Diện tích nhiễm 4.253 ha, cao hơn 2.454 ha; Rầy xanh: Diện tích nhiễm 4.784
ha, cao hơn 3.196 ha; Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 2.810 ha, cao hơn 2.113 ha).
Trong khi đó nhiệt độ cao, khô hạn đã làm cho cây chè bập búp kém và chậm hơn
so với vụ trước.
Đối với cây ăn quả có múi: Bọ xít hại nhẹ tại các vùng trồng bưởi.
Bệnh loét, rệp, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, sâu ăn lá, bệnh thối hoa
thối quả phát sinh gây hại rải rác.
Đối với cây lâm nghiệp: Châu chấu xuất
hiện ở 21 xã trên 4 huyện (Đoan Hùng, Tam Nông, Yên Lập, Hạ Hòa). Diện tích nhiễm châu chấu non 134,36
ha, trong đó trên đồi rừng, bờ cỏ là 130,52 ha; trên lúa, ngô là 3,84 ha. Công
tác điều tra và DTDB đối với châu chấu được triển khai quyết liệt, toàn bộ diện
tích châu chấu non trên địa bàn tỉnh đã được phát hiện và phòng trừ kịp thời. Sâu ong hại
cục bộ tại Xuân Đài, Kim Thượng (Tân Sơn) cũng được xử lý, phòng trừ hiệu quả. Ngoài ra: Bệnh đốm
lá, bệnh chết ngược, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
Kết quả phòng trừ sâu bệnh trong vụ cho
thấy, hầu hết
diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng được phòng trừ kịp thời: Tổng diện tích
nhiễm sâu bệnh là 28.675,56 lượt ha; trong đó nhiễm trung bình đến nặng là
5.669,5 lượt ha; Tổng diện tích đã phòng trừ là 9.277,86 lượt ha, trong đó
phòng trừ trên cây lúa là 8.105,38 ha; chè 872,5 ha, các cây trồng khác 299,98
ha. Công tác điều tra dự tích dự báo chính xác và tham mưu kịp thời tới các cấp
chính quyền về chỉ đạo và hướng dẫn phòng trừ. Diện tích sản xuất an toàn, biện
pháp canh tác lúa theo SRI, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) tiếp tục
được mở rộng, góp phần quan trọng trong bảo vệ mùa màng, hạn chế sâu bệnh hại,
đồng thời bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm./.
TRƯỜNG GIANG