Thứ Ba, 14/5/2024

Thông báo sâu bệnh 7 ngày (từ ngày 31/7 đến ngày 6/8) - Dự báo 7 ngày tới và BPPT (Số 14/2023). Lâm Thao.

Tuần 31. Tháng 8/2023. Ngày 04/08/2023
Từ ngày: 31/07/2023. Đến ngày: 06/08/2023

Hiện nay các trà lúa đang trong giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số diện tích cấy muộn ở các xã Xuân Huy, Xuân Lũng, Thạch Sơn đang giai đoạn cuối đẻ nhánh. Qua kết quả điều tra ngày 31/7-2/8 của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, hiện tại một số đối tượng sâu, bệnh đang phát triển mạnh và có nguy cơ gây hại nặng trong thời gian tới, cần tập trung theo dõi và chỉ đạo phòng trừ, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Bướm cuốn lá nhỏ lứa 6  đang ra rộ và bắt đầu đẻ trứng trên các trà lúa. Mật độ bướm trung bình 0,5-2 con/m2, cao 4-5 con/m2, cục bộ 8-10 con/m2,  cá biệt 12-15 con/m2. Mật độ trứng trung bình 20-40 quả/m2, cao 60-80 quả/m2, cục bộ 100-120 quả/m2.

* Dự báo: Bướm cuốn lá nhỏ tiếp tục ra trong 1,2 ngày tới và đẻ trứng trên lúa với mật độ cao trên các trà lúa. Sâu non sẽ nở rộ từ ngày 7/8 trở đi và gây hại trên các trà lúa giai đoạn đứng cái, làm đòng; mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng có thể gây trắng toàn bộ lá đòng nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trên toàn huyện là 1.500 ha, các xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Phùng Nguyên, Sơn Vy, Tứ Xã, Cao Xá, Xuân Lũng, Xuân Huy…

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Hiện tại bệnh đang phát sinh và gây hại trên cả hai trà lúa; mức độ gây hại nhẹ, cục bộ trung bình trên những diện tích lúa xnah tốt, ruộng bón nhiều phân đạm. Tỷ lệ bênh hại phổ biến 3-5% dảnh hại, cao 10-20%, cục bộ 25-30%, cấp bệnh chủ yếu cấp 1,3.

* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, kết hợp lúa được xung phân bón đóng đòng; tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn tiếp tục phát triển, lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Phùng Nguyên, Bản Nguyên, Tứ Xã, Cao Xá,…

3. Chuột: Hiện tại chuột đang di chuyển và gây hại trên cả hai trà lúa, mức độ gây hại nhẹ; tỷ lệ dảnh hại 0,5-1%, cao 2%. Dự báo trong thời gian tới chuột tiếp tục di chuyển và gây hại trên các trà lúa, mức độ gây hại nhẹ, cục bộ trung bình trên những diện tích ven gò đồi, nghĩa trang, ven các trang trại,…..

* Ngoài ra: Rầy các loại phát sinh và gây hại trên cả hai trà lúa, mức độ gây hại nhẹ, phát dục rầy chủ yếu tuổi 1,2. Sâu đục thân gây dảnh héo rải rác

II. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

Đây là thời điểm quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng lúa vụ mùa  2023, đề nghị UBND các xã, thị trấn không thể chủ quan, lơ là trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, cụ thể:

- Các xã, thị trấn cần căn cứ vào dự báo của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, chỉ đạo tổ khuyến nông, các hợp tác xã tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện khoanh vùng các diện tích bị sâu, bệnh hại; Ra công văn chỉ đạo  phù hợp với tình hình thực tế của từng xã, hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả.

- Chỉ đạo đài truyền thanh xã, thị trấn tuyên truyền công tác phòng trừ sâu bệnh hại, phát trên hệ thống loa truyền thanh để nông dân biết và phòng trừ kịp thời hiệu quả theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, cụ thể như sau:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non tuổi 1,2 trên 50 con/m2  (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và trên 20 con/m2 (giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng) cần phòng trừ bằng một trong các loại thuốc như: NPELLAUGOLD 220SC (Master), Sattrungdan 95BTN, Clever 300WG, Comdagold 5WG, SecSaigon 25EC, Tasieu 5WG, NEWAMATER 200SC, Dylan 2.0EC (10WG),...

Thời gian phun thuốc trừ sâu cuốn lá tốt nhất từ ngày 07-11/8/2023

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun  phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Cavil 60WP, Nativo 750WG, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...

Lưu ý: Trên một số diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao (Trên 100con/m2 ) cần phải phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 4 đến 5 ngày. Những diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn đến ngưỡng có thể phun hỗn hợp thuốc để giảm số lần phun, giảm công lao động, tăng hiệu quả phòng trừ

- Ngoài ra: + Các xã, thị trấn cần tiếp tục tổ chức diệt chuột tập trung theo công văn số 988/UBND-NN, ngày 17/7/2023 của UBND huyện. Tổng hợp làm báo cáo kết quả diệt chuột tập trung vụ mùa 2023 về Trạm TT&BVTV huyện trước 20/8/2023 để Trạm tổng hợp báo cáo UBND huyện. (Báo cáo gửi về địa chỉ gmail: tramlamthao@gmail.com)

+ Theo dõi và chủ động phòng trừ các ổ rầy gây hại, khắc phục những diện tích cục bộ bị bệnh vàng lá sinh lý trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương.

 

 

Nơi nhận:

- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng NN, KN, hội ND, PN,

 -  TT VH  TT DL và Truyền thanh (để đưa tin);

- UBND, HTX, tổ KN các  xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

 

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

(Đã Ký)

 

 

 

Trương Thị Thanh Nga

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo kết quả điều tra kỳ 31 - 8/2023 Lâm Thao 31/07/2023 06/08/2023
Thông báo sâu bệnh kỳ 30 - 7/2023 Lâm Thao 24/07/2023 30/07/2023
Thông báo sâu bệnh ky 29 - 7/2023 Lâm Thao 17/07/2023 23/07/2023
Thông báo sâu bệnh kỳ 28 - 7/2023 Lâm Thao 10/07/2023 16/07/2023
Thông báo sâu bệnh tháng 6 - Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 7 và BPPT - 7/2023 Lâm Thao 01/07/2023 31/07/2023
Thông báo sâu bệnh kỳ 27 - 7/2023 Lâm Thao 03/07/2023 09/07/2023
Thông báo sâu bệnh kỳ 26 - 6/2023 Lâm Thao 26/06/2023 02/07/2023
Thông báo sâu bệnh kỳ 25 - 6/2023 Lâm Thao 19/06/2023 25/06/2023
Thông báo sâu bệnh kỳ 24 Trạm Lâm Thao - 6/2023 Lâm Thao 12/06/2023 18/06/2023
Kết quả điều tra sâu bệnh tuần 23 - 6/2023 Lâm Thao 05/06/2023 11/06/2023