Thứ Ba, 8/10/2024

Thông báo sâu bệnh kỳ 1/ 5, dự báo 10 ngày (Số 5/2012). Thanh Ba.

Tuần 18. Tháng 5/2012. Ngày 01/05/2012
Từ ngày: 01/05/2012. Đến ngày: 10/05/2012

CHI CỤC  BVTV PHÚ THỌ

TRẠM  BVTV THANH BA

 


Số: 05 / TB - BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 


Thanh Ba, ngày 01 tháng 5 năm 2012

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh kỳ 01/ 5, dự báo 10 ngày tới

và biện pháp phòng trừ

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH:

Hiện nay, trên trà chiêm đầm, xuân sớm cây lúa đang trong giai đoạn trỗ bông; trà lúa xuân muộn làm đòng là giai đoạn mẫn cảm với sâu bệnh và dễ bị thiệt hại lớn về năng suất. Qua kết quả điều tra tính đến cuối tháng 4/ 2012. Có một số đối tượng sâu bệnh gây hại cụ thể như sau:

1. Rầy nâu, Rầy lưng trắng, Rầy xám:

* Hiện tại: Mật độ trung bình 600- 100con/ m2, cao 2000- 3000 con/ m2. Phát dục chủ yếu tuổi 5, trưởng thành. Diện tích nhiễm 587,3 ha, trong đó nhiễm trung bình 177,5 ha. Diện tích phòng trừ 152,1 ha. Các xã có mật độ cao: Yên Nội, Đại An, Đồng Xuân, Đông lĩnh, Thái Ninh, Thanh Vân, Mạn Lạn, Yển khê,……

*Dự báo: Trong mười ngày tới rầy tiếp tục đẻ trứng và tích lũy mật độ. Dự kiến rầy non nở và gây hại từ 15/5 trở đi .

* Các xã cần chú ý: Đại An, Chí Tiên, Đồng Xuân, Đông lĩnh, Thái Ninh, Thanh Vân, Hanh Cù, Mạn Lạn, Yển khê, Quảng Nạp, Yên Nội, Thanh Xá,……

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Phát sinh gây hại trên các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 3,4- 5,6%, cao 18%.. Cấp bệnh chủ yếu cấp 1,3,5.  Diện tích nhiễm 174,4 ha.

*Dự báo: Trong thời gian tới bệnh tiếp tục gia tăng gây hại trên diện rộng, mức độ hại trung bình- nặng, hại rất nặng trên các ruộng gieo cấy dầy, bón nhiều đạm, ruộng không chủ động nước. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ 480 ha.

* Các xã cần chú ý: Mạn Lạn, Yên Nội, Thanh Vân, Vân Lĩnh, Đồng Xuân, Chí Tiên, Yển Khê, Vũ Yển, Lương Lỗ, Thanh Hà, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Khải Xuân,…

3. Bệnh đạo ôn lá:

Do đầu và giữa tháng 4 thời tiết mát có mưa nên bệnh phát sinh gây hại nhẹ ,chủ yếu trên giống lúa nếp. Diện tích nhiễm 77,4 ha. Trong thời gian tới đề phòng thời tiết thuận lợi bệnh lây lan gây hại cổ bông mức độ hại nhẹ.

 4. Ngoài ra: Cần đề phòng có mưa bão bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát triển, lây lan và gây hại trên các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Bọ xít dài, chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá hại cục bộ.

II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHỈ  ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

a, Đề nghị UBND các xã, thị trấn:

- Ban chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo thành viên và tổ khuyến nông, các tổ chức đoàn thể, xuống các khu hành chính kiểm tra đôn đốc công tác phòng trừ sâu bệnh, cần giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo gắn với thiệt hại sâu bệnh trên địa bàn phụ trách.

- Tổ khuyến nông cơ sở tăng cường điều tra diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng, dự báo chính xác quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng, tuyên truyền tập huấn hướng dẫn bà con nông dân điều tra phát hiện và phun triệt để các ổ sâu bệnh đến ngưỡng theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

- Chỉ đạo Đài truyền thanh, tăng cường thông tin tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ.

- Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn và sử lý nghiêm các vi phạm.

b, Đề nghị các ban ngành ở huyện:

Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, đài truyền thanh, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên phối hợp với trạm bảo vệ thực vật tiếp tục tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra đôn đốc các xã, thị trấn và bà con nông dân thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh.

2. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

* Rầy các loại: Khi trên ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2,3) trên 1500 con/ m2, sử dụng các loại thuốc Superista 25EC, Oncol 25 WP, Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Conphai 700 WP, Penalty 40WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao thuốc; chú ý khi lúa giai đoạn chắc xanh trở đi phải dùng thuốc Bassa 50EC hoặc Trebon 10EC,... rẽ băng rộng 0,8 - 1 m, phun kỹ vào gốc lúa.

Có thể hỗn hợp 2 loại thuốc lưu dẫn nội hấp với thuốc tiếp xúc để tăng hiệu lực trừ rầy. Đối với những ruộng có mật độ rầy cao, sau phun 3- 5 ngày cần kiểm tra lại, nếu mật độ rầy vẫn còn trên 1500 con/ m2 thì phải phun lại lần 2 bằng các loại thuốc nêu trên.

* Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, Til- super, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

   * Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Đối với ruộng có tỷ lệ lá hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Xanthomix 20WP, SaSa 20 WP, Staner 20 WP,… Phun phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

* Ngoài ra: Phun phòng trừ các ổ đạo ôn cổ bông, bọ xít, bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì; triển khai tổng hợp các biện pháp diệt chuột, chú trọng biện pháp thủ công cơ học./.

 Nơi nhận:

-T.T.H.Uỷ (b/c);

-UBND Huyện (b/c);

-Chi cục BVTV (b/c);

- Các ban ngành(P/H);

- 27 xã,  thị trấn;

- Lưu: trạm.

 

                   TRƯỞNG TRẠM

 

 

 

 

                   Nguyễn Bá Tân

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ 17 - 4/2012 Thanh Ba 17/04/2012 24/04/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 16 - 4/2012 Thanh Ba 16/04/2012 22/04/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 15 - 4/2012 Thanh Ba 04/04/2012 15/04/2012
Thông báo sâu bệnh tháng 3, dự báo sâu bệnh tháng 4/2012 - 4/2012 Thanh Ba 01/04/2012 30/04/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 14 - 4/2012 Thanh Ba 27/03/2012 08/04/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 13 - 3/2012 Thanh Ba 20/03/2012 01/04/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 12 - 3/2012 Thanh Ba 13/03/2012 20/03/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 11 - 3/2012 Thanh Ba 07/03/2012 18/03/2012
Thông báo sâu bệnh kỳ 10 - 3/2012 Thanh Ba 29/02/2012 08/03/2012
Thông báo sâu bệnh tháng 2, dự báo sâu bệnh tháng 3 - 3/2012 Thanh Ba 01/03/2012 31/03/2012