-
Sâu non cuốn lá nhỏ sẽ nở rộ từ ngày 2/9 trở đi với mật độ rất cao và gây hại trên lúa mùa muộn (chưa trỗ bông), mức độ hại nặng đến rất nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời.
-
Trong đợt tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ vừa qua, đã tiến hành phòng trừ được 16.741,1ha trong tổng số số diện tích nhiễm là 16.842,1 ha, cơ bản đã đảm bảo an toàn cho đợt phòng trừ sâu cuốn lá này
-
Qua kiểm tra thực tế đồng ruộng, Chi cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện một số diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn mà nhiều bà con nông dân nhầm lẫn đó là bệnh đạo ôn (Do nấm gây hại) và đã sử dụng thuốc trừ bệnh đạo ôn để phòng trừ nên không có hiệu quả
-
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp, từ ngày 05 đến 09/8/2010, các địa phương đã tích cực phòng trừ 80 đến 95% diện tích sâu cuốn lá nhỏ cần phun
-
Dự báo: trưởng thành đợt 2 của lứa 5 sẽ ra rộ từ ngày 26 - 30/7 và đẻ trứng, sâu non nở rộ và gây hại từ đầu tháng 8 trở đi với mật độ rất cao, nhiều diện tích sẽ có mật độ trên 100 con/m2 có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời
-
Theo kết quả tổng điều tra sâu bệnh trên toàn tỉnh từ ngày 7 - 8/7/2010, trên đồng ruộng một số đối tượng đang tích lũy số lượng, di chuyển sang gây hại trên các trà lúa mùa, cụ thể như sau:
-
Trong tháng 6 các đối tượng sâu bệnh gây hại giảm so với tháng 5; dự báo trong tháng 7 các đối tượng sâu bệnh tiếp tục tích luỹ gia tăng gây hại trên lúa và các cây trồng khác
-
Căn cứ vào nguồn sâu bệnh gây hại vụ chiêm xuân và quy luật phát sinh phát triển của các đối tượng. Chi cục BVTV Phú Thọ có một số nhận định tình hình sâu bệnh trong vụ mùa tới trong đó cần chú ý các đối tượng sâu bệnh hại vụ mùa như sau
-
Hiện nay, hầu hết các trà lúa đã trỗ, trong đó có khoảng 90% diện tích đang giai đoạn chắc xanh - chín, thu hoạch; 10% đang giai đoạn trỗ bông - phơi màu, ngậm sữa. Cây đậu tương đang giai đoạn vào chắc - chín. Để đảm bảo an toàn sâu bệnh từ nay đến cuối vụ, các địa phương cần tiếp tục quan tâm một số đối tượng gây hại sau:
-
Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng, hiện tại đang có mật độ trung bình 100 - 300 con/m2, cao 800 - 1.500 con/m2, cục bộ 2.250 – 3.100 con/m2 (Cẩm Khê, Hạ Hoà). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3 trưởng thành.