Thứ Bảy, 23/11/2024
THÔNG BÁO KHẨN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA CHIÊM XUÂN NĂM 2009
Gửi bài In bài

I/ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
1. Rầy các loại (Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng):

* Hiện tại: Mật độ trung bình 300 - 500 con/m2, cao 1.500 -  3.000 con/m2, cục bộ ổ 6.000 - 8.000 con/m2 (Phù Ninh); Mật độ trứng trung bình 500 - 1.000 quả/m2, cao 3.500 - 5.000 quả/m2 (Cẩm Khê, Phù Ninh). Diện tích nhiễm 1.342 ha, trong đó nhiễm nặng 22 ha. Diện tích đã phòng trừ 340 ha.

* Dự báo: Trứng rầy tiếp tục nở, mật độ rầy tiếp tục tăng cao trong vài ngày tới. Mật độ rầy trung bình 1.000 - 1.500 con/m2, cao 4.000 - 6.000 con/m2, cục bộ trên 10.000 con/m2 có thể gây cháy ổ nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ khoảng 2.000 ha. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tam Nông, Việt Trì, Thanh Sơn, Lâm Thao.

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh gây hại trên tất cả các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 3 - 5%, cao 15 - 20%, cục bộ ổ 40 - 50% (Thanh Sơn), cấp bệnh chủ yếu cấp 1, 3. Diện tích nhiễm 1.533 ha, trong đó nhiễm nặng 72 ha. Diện tích đã phòng trừ 574 ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan do thời tiết và giai đoạn cây trồng phù hợp, bệnh có thể gây hại bộ lá đòng trên những ruộng thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn,... làm ảnh hưởng tới năng suất. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ là 3.000 ha. Các huyện, thị cần chú ý: Thanh Sơn, Hạ Hoà, Phú Thọ, Yên Lập.

3. Bệnh đạo ôn:

* Hiện tại: Nguồn bệnh xuất hiện trên các trà, tỷ lệ bệnh hại trung bình 1 – 2 %, cao 4 - 5%, cục bộ ổ 15 - 20% (Yên Lập, Lâm Thao, Đoan Hùng, Tân Sơn, Tam Nông). Diện tích nhiễm 509 ha, trong đó nhiễm nặng 40 ha. Diện tích đã phòng trừ 212 ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục gây hại trên cổ bông, nếu thời tiết mát, ẩm độ không khí cao, bệnh có thể gây hại nặng trên các giống lúa chất lượng cao, lúa nếp. Tỷ lệ bông hại từ 10 - 20 % nếu không phòng trừ kịp thời.

4. Chuột hại:

* Hiện tại: Chuột gây hại trên các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 2 - 5 %, cao 8 - 10%, cục bộ ổ nhỏ 15 - 20% (Thanh Sơn, Đoan Hùng). Diện tích nhiễm 1.883 ha, trong đó nhiễm nặng 151 ha. Diện tích đã phòng trừ 753 ha.

* Dự báo: Chuột tiếp tục gây hại do thức ăn đòng lúa rất phù hợp, tỷ lệ hại từ 5 - 10 % nếu không tích cực phòng trừ.

5. Ngoài ra: Sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh sinh lý gây hại rải rác.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

a, Đề nghị UBND các huyện:

  - Kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, cử cán bộ xuống các xã kiểm tra, đôn đốc công tác phòng trừ sâu bệnh, cần giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo gắn với thiệt hại sâu bệnh trên địa bàn phụ trách.

  - Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở, các tổ chức đoàn thể, bà con nông dân kiểm tra ngay đồng ruộng, phát hiện kịp thời và phun triệt để các ổ sâu bệnh đến ngưỡng theo hướng dẫn của ngành BVTV.

  - Chỉ đạo Đài PTTH huyện, đài truyền thanh xã tăng thời lượng thông tin tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ; Chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

b, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, thành, thị:

  - Huy động toàn thể cán bộ công chức ngành BVTV làm việc cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

  - Tăng cường điều tra diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng, dự báo chính xác quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng; Ra thông báo và tham mưu, đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ hiệu quả.

  - Phối hợp tập huấn tuyên truyền cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, viết bài tuyên truyền trên Đài PTTH huyện; Phối hợp các Công ty cung ứng thuốc trên địa bàn, chỉ đạo các đại lý chuẩn bị và cung ứng các thuốc đặc hiệu cho phòng trừ; Tăng cường thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV trong cao điểm, xử lý nghiêm các vi phạm.

2. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

* Rầy các loại: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Oncol 25 WP, Sectox 10WP, Superista 25EC, Conphai 700 WG Midan 10WP,.. pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao thuốc.

* Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

* Bệnh đạo ôn: Trên khu ruộng đã có đạo ôn lá, phải phun toàn bộ các ruộng lúa nếp, lúa chất lượng cao bằng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 80 WP, Aloannong 50SL, Fuji once 40WP, BemSuper 75WP, New Hinosan 30EC phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

* Chuột hại: Tăng cường biện pháp thủ công tiêu diệt chuột; Tổ chức đánh chuột bằng các thuốc sinh học do thời điểm này cây lúa đang có đòng nên đánh thuốc hoá học, chuột sẽ không ăn mồi.

* Ngoài ra: Phun phòng trừ các ổ bọ xít, sâu đục thân bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. 

                                                                                              CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn