-
Theo kết quả điều tra giám sát đồng ruộng và kết quả giám định mẫu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện mới các ổ Lùn sọc đen gây hại trên ngô trên địa bàn các huyện Thanh Sơn và Tân Sơn với tổng diện tích nhiễm 5,74ha
-
-
Tính đến hết ngày 19/4/2010, trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ đã phát hiện 5 xã có Châu chấu non mới nở là Tiêu Sơn, Sóc Đăng, Chí Đám, Hùng Quan, Yên Kiện (Phát sinh thêm xã Hùng Quan so với năm 2009). Số ổ Châu chấu được phát hiện là 54 ổ trên diện tích là 18 ha (Hùng Quan 10 ha,Tiêu Sơn 3 ha, Sóc Đăng 2 ha, Chi Đám 2 ha, Yên Kiện 1 ha). Hiện nay, châu chấu non đang co cụm thành ổ trên các bụi cây ven đồi, mật độ trung bình 200 - 500 con, cao 3.000 - 5.000 con/ổ. Đặc biệt tại xã Hùng Quan, Châu chấu non đã di chuyển xuống hại trên lúa với diện tích 10 ha, mật độ trung bình 50 - 70 con/m2; cao 200 - 250 con/m2, cục bộ ổ lên tới trên 2000 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2. Cơ bản 18 ha phát hiện châu chấu đã được phun phòng trừ kịp thời.
-
Hiện nay, các trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng - trỗ bông; cây đậu tương đang trong giai đoạn phân cành, ra hoa, hình thành quả non. Đối với cây lúa và đậu tương, đây là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu, bệnh và dễ bị thiệt hại lớn về năng suất. Trong khi đó, hiện nay trên đồng ruộng các đối tượng sâu bệnh đã có thời gian tích lũy gia tăng số lượng để gây hại
-
Theo kết quả nghiên cứu và công bố gần đây nhất của Viện Bảo vệ thực vật bằng phân tích cây phả hệ dựa trên trình tự gene của các sản phẩm PCR, kết luận hiện tượng "lúa lùn lụi" tại các tỉnh miền Bắc nước ta trong vụ mùa 2009 là do chủng vi rút thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridea gây nên. Chủng vi rút này gây bệnh lúa lùn sọc đen phương Nam (SRBSDV), một loại vi rút mới được phát hiện đầu tiên ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và gây hại phổ biến từ năm 2001 tới nay. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh chính vi rút lúa lùn sọc đen.
-
Vụ chiêm xuân năm 2010, tỉnh Phú Thọ là 1 trong 18 tỉnh khu vực phía Bắc có xuất hiện triệu chứng bệnh Lùn Sọc Đen tại 5 xã thuộc 4 huyện với diện tích gần 1 ha và có mẫu phân tích dương tính với bệnh. Tuy nhiên, Chi cục BVTV Phú Thọ đã tích cực tham mưu với các cấp, các ngành có hiệu quả trong công tác phòng trừ, khống chế bệnh. Đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định bệnh Lùn sọc đen gây hại trên lúa chiêm xuân năm 2010 tại Phú Thọ cơ bản đã được khống chế.
-
Thực hiện Công văn số 1884/BVTV-TV ngày 9/12/2009 của Cục Bảo vệ thực vật và sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chủ động phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen lây lan gây hại trên lúa đông xuân, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành tổng điều tra nguồn bệnh gây hại trên ngô đông trên toàn tỉnh với kết quả cụ thể như sau:
-
Trong 3 năm, từ 1999 - 2001, được sự giúp đỡ của tổ chức CIDSE, Chi cục BVTV Phú thọ đã tổ chức triển khai toàn diện các hoạt động được thoả thuận trong dự án “Đào tạo và phát triển IPM chè” mã số V204.
-
Với sự giúp đỡ của Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) Hà Nội, ngày 12/6/2006 đã diễn ra lễ ký thoả thuận dự án: “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng nhằm hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và quản lý cộng đồng ở tỉnh Phú Thọ” VM005, giai đoạn 2006 -2009.
-