Thứ Sáu, 19/4/2024
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI LÚA CHIÊM XUÂN ĐẾN NGÀY 27/4/2009
Gửi bài In bài

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI:

1. Trên cây lúa:

a. Rầy các loại (Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng):

- Tổng diện tích nhiễm 3.516,1 ha, trong đó nhiễm nặng 464,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 1108,7 ha, trong đó diện tích phun 1 lần là 1018,3 ha, diện tích phun 2 lần là 90,4 ha.

- Hiện tại: Mật độ trung bình 200 - 500 con/m2, cao 2.000 -  3.000 con/m2, cục bộ trên 10.000con/m2 (Cẩm Khê, Phù Ninh, Hạ Hòa, Việt Trì); Mật độ trứng trung bình 200 - 500 quả/m2, cao 2.000 - 5.000 quả/m2, cục bộ trên 8.000 quả/m2 (Việt Trì, Tân Sơn, Cẩm Khê).

 - Dự báo: Trứng rầy tiếp tục nở, mật độ rầy tiếp tục tăng cao và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại  nặng gây cháy ổ nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ khoảng 3.300 ha. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Tân Sơn, Đoan Hùng.

b. Bệnh khô vằn:

 - Tổng diện tích nhiễm 6.630,6 ha, trong đó nhiễm nặng 315,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 2.654,2 ha, trong đó diện tích phun 1 lần là 2.524 ha, diện tích phun 2 lần là 130,2 ha.

- Hiện tại: Bệnh gây hại trên tất cả các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 5 - 10%, cao 20 - 30%, cục bộ ổ 50% (Cẩm Khê, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Thanh Thủy), cấp bệnh chủ yếu cấp 3, 5.

 - Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan gây hại bộ lá đòng trên những ruộng thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn,... làm ảnh hưởng lớn tới năng suất. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ là 4.000 ha. Các huyện, thị cần chú ý: Cẩm Khê, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Lâm Thao, Hạ Hoà, Việt Trì.

c. Bệnh đạo ôn:

- Tổng diện tích nhiễm 820,8 ha, trong đó nhiễm nặng 13,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 216,7 ha.

- Hiện tại: Bệnh gây hại trên các trà, tỷ lệ lá hại trung bình 1 - 3 %, cao 5 - 10%, cục bộ ổ 30 - 40% (Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập). Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện rải rác tại Việt Trì, Tam Nông: Tỷ lệ bông bạc cục bộ 7 - 10%.

- Dự báo: Bệnh tiếp tục gây hại trên cổ bông, nếu thời tiết mát, ẩm độ không khí cao, bệnh có thể gây hại nặng trên các giống lúa chất lượng cao, lúa nếp. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Lâm Thao, Tam Nông, Việt Trì

d. Chuột hại:

- Tổng diện tích nhiễm 2.083,1 ha, trong đó nhiễm nặng 173,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 489,2 ha, trong đó diện tích phòng 1 lần là 422 ha, diện tích phòng trừ 2 lần là 67,2 ha.

-  Hiện tại: Chuột gây hại trên các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 2 - 4 %, cao 10 - 15%, cục bộ ổ nhỏ 30 - 40% (Thanh Sơn, Phù Ninh).

- Dự báo: Chuột tiếp tục gây hại mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên những diện tích lúa ven làng, ven đồi, gò, ven bờ trục lớn...Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Phù Ninh, Phú Thọ, Yên Lập.

e. Bệnh bạc lá:

- Tổng diện tích nhiễm 211,4 ha, trong đó nhiễm nặng 0,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 15 ha.

- Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên diện hẹp. Tỷ lệ lá hại trung bình 3 - 5%, cao 10 - 20%, cục bộ 60 - 80% (Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Thuỷ).

- Dự báo: Nếu thời tiết có mưa bão, bệnh sẽ bùng phát lây lan rất nhanh gây cháy khô toàn bộ lá, đặc biệt trên các giống lúa lai, ruộng bón nhiều đạm. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ là 1.000 ha. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Phù Ninh.

g. Bọ xít dài:

- Tổng diện tích nhiễm 1.028,5 ha, trong đó nhiễm nặng 2 ha. Diện tích đã phòng trừ 386,7 ha.

- Hiện tại: Bọ xít gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 1 - 3 con/m2, cao 8 - 10 con/m2, cục bộ 15 con/m2 (Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Sơn).

- Dự báo: Bọ xít dài tiếp tục gây hại trên trà lúa muộn giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, chắc xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên diện tích lúa nếp, lúa thơm. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Lâm Thao, Hạ Hoà.

h. Ngoài ra: Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu, bệnh sinh lý gây hại cục bộ.

2.Trên cây lâm nghiệp (tre, mai, luồng):

 - Tổng diện tích nhiễm châu chấu là 112 ha, trong đó nhiễm trên tre, mai luồng là 101 ha, nhiễm trên cây hoa màu là 11 ha. Đến nay diện tích đã phòng trừ là 76,5 ha.

- Hiện tại: Châu chấu đã phát sinh trên 13 xã của huyện Đoan Hùng (gồm Chân Mộng 57 ha, Minh Phú 18 ha, Vân Đồn 8 ha, Tiêu Sơn 5 ha, Minh Tiến 3 ha, Sóc Đăng 5 ha, Chí Đám 6 ha, Ngọc Quan 3 ha, Vụ Quang 1 ha, Bằng Luân 2 ha, Tây Cốc 2 ha, Phú Thứ 1 ha, Minh Lương 1 ha). Một số diện tích châu chấu chưa được phòng trừ triệt để, châu chấu non tiếp tục phát triển và gây hại trên tre, mai, luồng.

- Dự báo: Trứng châu chấu non sẽ tiếp tục nở trong thời gian tới, các ổ châu chấu non nếu không phòng trừ sẽ phát tán trên diện rộng, có nguy cơ gây hại nặng trên tre, mai, luồng và trên cây hoa màu.

II/ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

Lãnh đạo Cục BVTV, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục đã đi kiểm tra tình hình sâu bệnh và đôn đốc chỉ đạo phòng trừ tại Việt Trì, Phù Ninh.

Chi cục đã huy động toàn thể cán bộ công chức làm việc cả ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ để tăng cường điều tra sâu bệnh, chủ trì các tổ kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm tại tất cả các huyện , thành, thị trên địa bàn toàn tỉnh. Ra 02 thông báo định kỳ 10 ngày 1 lần (kỳ 13/4, 23/4) về diễn biến sâu bệnh hại và hướng dẫn phòng trừ.

Đến nay đã có 13/13 Trạm tham mưu cho UBND huyện ra công văn, công điện, chỉ thị về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa chiêm xuân. 7/13 trạm ra thông báo định kỳ 10 ngày 1 lần, gồm các trạm Việt Trì, Thanh Thuỷ, Phú Thọ, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Yên Lập.

9/13 trạm BVTV phối hợp với phòng kinh tế huyện, hội phụ nữ, tổ chức tập huấn được 59 buổi cho 3.157 người tham gia, gồm các trạm Tân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Việt Trì, Cẩm Khê, Yên Lập.

Tổ chức thanh kiểm tra 33 hộ kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả thanh kiểm tra không phát hiện trường hợp nào vi phạm.

* Đánh giá chung đến ngày 27/4/2009, các địa phương đều tích cực, quyết liệt chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa và trên cây lâm nghiệp; Vật tư thuốc BVTV đầy đủ, chưa sảy ra hiện tượng thiếu thuốc hay nâng giá bán trong cao điểm.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỜI GIAN TỚI:

Do sâu bệnh sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, để chủ động phòng trừ sâu bệnh bảo vệ an toàn cho sản xuất, Chi cục BVTV đề nghị:

a, UBND huyện, thành, thị: Tiếp tục chỉ đạo các xã, phường, thị trấn huy động, đôn đốc cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tăng cường kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh trên lúa  theo hướng dẫn của ngành BVTV.

Các huyện, thành thị có rừng tiếp tục chỉ đạo các cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân kiểm tra ngay toàn bộ rừng tre, mai, luồng trên địa bàn, phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ châu chấu.

     Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tăng cường phối hợp điều tra phát hiện, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho nông dân.

    b, Trạm BVTV huyện, thành, thị: Tăng cường công tác điều tra phát hiện, rà soát các điểm thường xuyên xuất hiện rầy nâu, bệnh đạo ôn…. trên lúa, châu chấu trên rừng tre, mai, luồng, phát hiện sớm các ổ sâu bệnh, ra thông báo tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo phòng trừ triệt để. Phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền và thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV, không để thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng lưu thông trên thị trường.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn