Nông dân xã Xuân Thuỷ huyện Yên Lập trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2011:
1. Trên lúa mùa muộn:
- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 3.149,6 ha, trong đó nhiễm nặng 419,8 ha. Diện tích phòng trừ 632,1 ha.
- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên trà 2 cấy muộn tại huyện Yên Lập. Diện tích nhiễm 1.128,7 ha, trong đó nhiễm nặng 112,4 ha. Diện tích phòng trừ 477,7 ha.
- Bọ xít dài: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập. Diện tích nhiễm 1.330,7 ha, trong đó nhiễm nặng 573,6 ha. Diện tích phòng trừ 688,3 ha.
- Sâu đục thân: Gây hại nhẹ đến trung bình tại huyện Yên Lập, Đoan Hùng. Diện tích nhiễm 399,6 ha. Diện tích phòng trừ 122,3 ha.
2. Trên ngô đông: Bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình tại huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Lâm Thao, Phù Ninh; diện tích nhiễm 132,4 ha. Bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện tại Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Cẩm Khê, diện tích nhiễm 1,39 ha, nhiễm nhẹ đến trung bình.
3. Trên rau: Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm vòng, sâu tơ, rệp gây hại nhẹ.
4. Trên chè: Bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ đến trung bình. Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ.
5. Trên cây ăn quả: Sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm, rệp muội hại nhẹ trên cây bưởi tại Đoan Hùng.
6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2011:
1. Trên mạ chiêm, xuân sớm:
Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, ruộng mới gieo. Nếu trời rét kéo dài, bệnh sinh lý phát sinh và gây hại.
2. Trên ngô:
- Rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh lùn sọc đen: Phát sinh và gây hại cục bộ. Các huyện có nguồn bệnh hại trên lúa vụ mùa cần chú ý: Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng.
- Sâu đục thân, đục bắp, châu chấu, sâu ăn lá gây hại nhẹ đến trung bình.
3. Trên rau:
Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn. rệp muội hại bắp cải, rau cải, su hào mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh sương mai, sâu đục quả hại nhẹ đến trung bình trên cây cà chua.
4. Trên cây đậu tương:
Sâu cuốn lá hại mạnh giai đoạn phân cành - quả non, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu khoang, giòi đục thân, sâu đục quả, bệnh sương mai gây hại nhẹ đến trung bình.
5. Trên cây khoai tây: Bệnh sương mai hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh héo xanh, rệp gây hại nhẹ; Bệnh vi rút xoăn lá hại cục bộ.
6. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên chè tận thu búp. Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ đến trung bình.
7. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân cành, nhện đỏ, rệp sáp, hại cục bộ trên bưởi Đoan Hùng. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
8. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn. Kiến, mối, bọ hung, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại cây con ở vườn ươm.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên mạ chiêm, xuân sớm: Gieo mạ đúng khung lịch đã hướng dẫn, chăm sóc, chống rét cho mạ, hạn chế bệnh sinh lý gây hại. Phòng trừ chuột hại bằng biện pháp thủ công, quây rào ni lon, ... diệt trừ các ổ cào cào, châu chấu.
2. Trên cây ngô:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Anvil 5SC; Validan 5WP; Valivithaco 3S, 5S; An tracol 70 WP,... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng các loại thuốc An tracol 70 WP; Tungmanzeb 800WP; Anvil 5SC;... để phòng trừ theo hướng dẫn trên bao bì.
- Rệp: Khi ruộng có tỷ lệ cây bị hại trên 30%, sử dụng các loại thuốc Ofatox 400EC; Goldmectin 50EC; Dibadan 95WP; Aramectin 40EC,... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Ngoài ra: Phát hiện sớm, nhổ và tiêu huỷ những cây có triệu chứng bị bệnh lùn sọc đen hại nặng nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng.
3. Trên cây rau: Chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
- Sâu tơ: Khi mật độ trên 20 con/m2, sử dụng Silsau 1.8EC, 3.6 EC; Ratoin 1.0EC, 5WDG; Tập Kỳ 1.8 EC; Shertin 1.8EC, 3.6EC,...Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. Các loại thuốc trên sẽ trừ luôn cả sâu xanh, sâu khoang.
- Bọ nhảy: Khi mật độ trên 20 con/m2, sử dung Shertin 1.8EC, 3.6EC; Sakumec 0.36EC, 0.5EC ... Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh thối nhũn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 10% cây hại, sử dụng Starner 20WP; Kamsu 2L, 4L; .... Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
4. Trên cây đậu tương:
- Sâu cuốn lá: Khi mật độ trên 30 con/m2 sử dụng các loại thuốc hoá học Regent 800WG; Finico 800 WG …Phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Giòi đục thân: Khi tỷ lệ cây hại trên 10%, sử dung các loại thuốc hoá học như: Regent 800 WG; Soka 25 EC, ... Phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh sương mai: Phun phòng bằng thuốc trừ nấm nội hấp như Aliette 80WP; Ridomil 68 WP. Phun khi cây có 4 - 5 lá kép đến trước khi ra hoa.
- Sâu đục quả: Sử dụng các loại thuốc Kuraba 1.8EC, 3.6EC; Tungatin 3.6EC; Cyperkill 25EC khi có 50% số hoa lần 1 đậu quả và khi có quả nhỏ.
5. Trên cây khoai tây:
- Bệnh sương mai: Phun phòng bằng các loại thuốc trừ nấm nội hấp mạnh như Ridomil 68 WP, Ridomil Gold 68 WP.
- Bệnh héo xanh: Khi bệnh chớm xuất hiện nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu huỷ, rắc vôi bột vào gốc cây bị bệnh, sử dụng thuốc Stifano 5.5SL, Fulhumaxin 5.15SC để phun phòng.
6. Trên cây chè: Hái tận thu búp, phòng trừ sâu, bệnh bằng thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.
7. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
8. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh cho cây con trên vườn ươm.