Thứ Năm, 25/4/2024
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH RẦY HẠI LÚA KỲ 25/4 DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Gửi bài In bài

Theo kết quả tổng tổng điều tra, giám sát các đối tượng sâu bệnh hại trên toàn tỉnh, hiện nay trên đồng ruộng, một số đối tượng sâu bệnh đang gia tăng nhanh quy mô và mức độ gây hại, cụ thể:

1. Rầy các loại:

a, Tình hình rầy và dự báo:

- Trên diện rộng, mật độ rầy còn thấp: Trung bình 200 – 500 con/m2 , cao 700 - 1000 con/m2; Mật độ ổ trứng trung bình 140 - 260 ổ/m2, cao 300 - 400 ổ/m2; Trứng rầy đã bắt đầu nở và tích luỹ gia tăng mật độ gây hại vào lứa sau (Từ 15/5 trở đi); Cần tiếp tục theo dõi giám sát chặt chẽ trên những diện tích này.

- Tuy nhiên, cục bộ trên một số chân ruộng dộc chua, ven đồi rừng thuộc các huyện Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông, Tân Sơn, Việt Trì,.. mật độ ổ trứng khá cao: Trung bình 1.400 - 2.200 ổ/m2 , cao 2.800 - 3.000 ổ/m2; Rầy non đang nở với mật độ trung bình 120 - 200 con/m2, cao 450 - 700 con/m2, cục bộ 1.000 - 2.000 con/m2, cá biệt ổ nhỏ 4.000 – 7.000 con/m2; Trứng tiếp tục nở gia tăng mật độ và gây hại nặng theo chòm, ổ cục bộ; Cần triển khai phòng trừ ngay trên những diện tích này.

(Có danh sách một số xã trọng điểm kèm theo)

b, Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

Hạn chế phun thuốc tràn lan đầu vụ, chỉ phun thuốc trên các ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30-40 con/khóm); Sử dụng hỗn hợp 01 trong các loại thuốc: Victory 585EC, Superista 25EC,  Bassa 50 EC, Jetan 50 EC,.. với 01 trong các loại thuốc Penalty 40 WP, Sectox 10WP, Conphai 700 WG, Actara 25 WP, Midan 10 WP, … pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

2, Các đối tượng khác:

a, Bệnh khô vằn:

- Hiện tại: Tỷ lệ bệnh hại phổ biến 2 – 5%, cao 15 – 20%, cục bộ ổ nhỏ trên 40% trên các ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, ruộng hạn,..

- Dự báo: Bệnh phát triển lây lan nhanh trong thời gian tới do điều kiện thời tiết nóng ẩm và giai đoạn lúa làm đòng rất phù hợp cho bệnh phát triển.

- Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Chỉ phun thuốc trên các ruộng có tỷ lệ bệnh trên 20%, sử dụng thuốc Validacin, Lervil, Anvil, Tilt Super,…Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

b, Ngoài ra: Tiếp tục tổ chức diệt chuột tập trung bằng bả sinh học tự phối trộn theo hình thức: Nông dân góp lúa và nhận bả mồi về đánh chuột; Huyện, xã, HTX hỗ trợ tiền mua thuốc, tổ chức luộc thóc và phối trộn thuốc cấp cho xã viên (Mô hình huyện Thanh Thủy, Thanh Ba).

 

 

Phụ lục:  Bảng tổng hợp kết quả điều tra sâu bệnh

(Kèm theo Thông báo số: 57/TB - BVTV ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chi cục Bảo vệ thực vật)

TT

Huyện

Tình hình rầy các loại

Một số xã cần chú ý phòng trừ rầy trong đợt này

Mật độ rầy (c/m2)

Mật độ trứng (ổ/m2)

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

1

Yên Lập

1000 - 1200

2500 - 3000

7000

180 - 280

 

 

Phúc Khánh, Đồng Thịnh, Xuân Viên, Xuân Thủy, Thị Trấn, Thượng Long, Nga hoàng

2

Cẩm Khê

500 - 1500

2200

3000 - 6500

100 - 460

800

 

Văn Bán, Phương Xá

3

Phú Thọ

100 - 300

 

 

50 - 100

 

 

 

4

Thanh Ba

700 - 750

2880

 

100 - 500

700

 

Thanh Vân, Đồng Xuân, Yển Khê, Mạn Lạn

5

Hạ Hòa

200 - 750

800 - 1500

3000 - 5000

40 - 60

 

 

Gia Điền, Ấm Hạ

6

Đoan Hùng

230

1800

 

100 - 360

 

 

Yên Kiện, Hùng Long

7

Thanh Sơn

500

2200

 

180

800

 

Võ Miếu, Thục Luyện, Cự Đồng, Tất Thắng, Địch Quả

8

Tam Nông

700 -1500

2000 - 3000

4000

100 - 480

560 - 900

1000 - 2000

Cổ Tiết, Hương Nộn, Tứ Mỹ, Xuân Quang, Hương Nha

9

Thanh Thủy

120 - 360

 

 

100 - 200

 

 

 

10

Lâm Thao

330 - 340

1300 - 2000

 

100 - 260

600

 

Cao Xá, Sơn Vi, Kinh Kệ, Xuân Lũng, Xuân Huy

11

Phù Ninh

50 - 180

 

 

50 - 180

 

 

 

12

Việt Trì

600

2300

3500

350

600

1300 - 1800

Kim Đức, Thanh Đình, Chu Hoá, Hùng Lô, Hy Cương

13

Tân Sơn

200 - 1000

1500

4000

100 - 400

 

2000 - 3000

Thu Ngạc, Mỹ Thuận, Tân Phú, Thu Cúc, Long Cốc, Lai Đồng, Tân Sơn, Thạch Kiệt, Vinh Tiền

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn