Trong điều kiện thời
tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan, phát
triển và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng trên các giống nếp, BC15,
Xi23, X21, KD18
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3
1.
Trên lúa:
- Chuột: Gây hại diện rộng trên
các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng trên ruộng khô hạn, ruộng lúa thơm, ven đồi gò, trục đường lớn... Diện tích
nhiễm 1.475,7 ha, trong đó nhẹ đến trung bình 1.438,6 ha, nặng 37,1 ha. Diện
tích phòng trừ 345,5 ha.
- Bệnh đạo ôn
lá: Gây hại nhẹ đến trung bình trên các trà
lúa tại các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Việt Trì,
Phù Ninh, Hạ Hoà, Thanh Thuỷ, Lâm Thao; Diện tích nhiễm 556,2 ha, trong đó nhẹ
359,9 ha, trung bình 196,3 ha; Diện tích đã phòng trừ là 196,2 ha.
- Ốc bươu vàng : Gây hại chủ yếu trên trà lúa
muộn giai đoạn hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh; Diện tích nhiễm 1.075,1 ha, trong đó
nhẹ 1.033,5 ha, trung bình 41,6 ha; Diện tích phòng trừ 127,4 ha.
- Ruồi đục nõn: Gây hại chủ
yếu trên trà trung, trà muộn tại hầu hết các huyện; Diện tích nhiễm 798,1 ha,
trong đó nhẹ 741,9 ha, trung bình 56,2 ha. Diện tích phòng trừ 114,4 ha.
- Sâu đục thân: Chủ yếu là sâu cú mèo, 5 vạch, gây
hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Thanh Thuỷ, Thanh Ba, Phù Ninh, Việt Trì, Cẩm Khê,
Tam Nông, Lâm Thao, Phú Thọ, Thanh Sơn; Diện tích nhiễm 171,5 ha, chủ
yếu nhiễm nhẹ đến trung bình.
- Bệnh
khô vằn: Gây hại nhẹ tại các huyện Yên Lập, Việt Trì, Phù
Ninh, Hạ Hoà, Thanh Ba, Lâm Thao; Diện tích nhiễm 73,7 ha, chủ yếu là nhiễm
nhẹ.
- Các đối tượng: Rầy các loại, bệnh sinh lý, bọ trĩ,
sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ.
2. Trên rau: Các đối tượng sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh đốm
vòng, sương mai gây hại nhẹ tại các huyện Lâm Thao, Hạ Hoà, Phù Ninh, Cẩm Khê.
3. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, đốm lá,
sâu ăn lá, sâu đục thân gây hại nhẹ; Chuột hại rải rác.
4. Trên chè:
- Bệnh phồng lá: Gây hại tại các
huyện Hạ Hoà, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba; mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1.240 ha, trong đó nhẹ 634,2
ha, trung bình 463,6 ha, nặng 142,2 ha; Diện tích phòng trừ 158,6 ha.
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung
bình tại các huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng,
Thanh Ba. Diện tích nhiễm 1.148,2 ha, nhẹ 934,2 ha, trung bình 214 ha; Diện
tích phòng trừ 142,4 ha.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến
trung bình tại các huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập. Diện
tích nhiễm 1.011,9 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình.
- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, nhện đỏ
gây hại nhẹ.
5. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh
sẹo, nhện đỏ, sâu vẽ bùa gây hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu
hại nhẹ trên nhãn, vải.
6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh đốm lá
hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4:
1. Trên lúa:
- Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên các
trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng lúa thơm, ruộng ven làng, ven đồi gò, kênh mương,
đường lớn.
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo
ôn lá tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống nếp, BC15, Xi23, X21,
KD18, ....Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú
ý: Thanh Sơn, Yên
Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Việt Trì, Phù Ninh, Hạ Hoà, Thanh Thuỷ, Lâm
Thao.
- Sâu đục thân: Sâu đục thân 2 chấm tiếp tục gây
dảnh héo trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ. Bướm sâu đục thân cú mèo và 5 vạch
tiếp tục ra rộ từ ngày 01 - 10/4, sâu non gây dảnh héo từ ngày 15/4 trở đi trên
các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các huyện cần lưu ý: Thanh Thuỷ,
Phù Ninh, Việt Trì, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, Phú Thọ,...
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại
mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các
ruộng cấy dày, lá rậm rạp, bón nhiều phân đạm, ruộng khô hạn.
Ngoài ra: Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ, gây hại
nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng dộc chua. Sâu cuốn lá nhỏ gây
hại cục bộ trên ruộng xanh tốt. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn thường phát sinh
sau các trận mưa dông, bão. Ruồi đục lá, bọ xít đen, bọ trĩ gây hại nhẹ.
2. Trên rau: Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy gây
hại trên bắp cải, su hào, rau cải; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng. Bệnh sương mai, héo xanh, xoăn lá hại trên cây cà chua; mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ ổ nặng.
3. Trên
ngô xuân: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, rệp, sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ đến trung
bình. Chuột hại cục bộ.
4. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh phồng
lá gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
5. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu đục thân cành, sâu ăn lá, rệp
sáp, sâu nhớt, bệnh loét hại cục bộ trên bưởi Đoan Hùng. Bọ xít nâu, bệnh thán
thư, bệnh sương mai, nhện lông nhung, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
6. Cây lâm nghiệp: Mối, dế hại cây con trên rừng mới trồng;
Sâu ăn lá, mối hại gốc trên rừng trồng mức độ hại nhẹ đến trung bình. Châu chấu
xuất hiện, gây hại tre mai luồng tại huyện Đoan Hùng.
III/ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa: Tập
trung chỉ đạo chăm sóc lúa, bón phân đón đòng đầy đủ, kịp thời; Tăng
cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh,
cần chú ý các đối tượng sau:
- Chuột: Nên tổ chức đánh tập trung, đồng loạt trên toàn bộ diện
tích lúa bằng thuốc Rat K 2% D tự phối trộn,
vừa có hiệu quả cao, rẻ tiền và an toàn.
- Bệnh đạo ôn: Khi
ruộng chớm bị bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 650 WP, Kansui
21,2 WP, Bemsuper 75WP, Fu-army 30WP, Katana 20 SC, ... pha và phun theo hướng
dẫn trên bao bì.
- Sâu đục
thân: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng thuốc: Tasodant 600EC, Dylan 10WG, Rigell
800WG, Patox 95SP,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại
trên 20%, dùng thuốc Validacin 5 SL, Anvil 5SC, Cavil 50 SC, Lervil 5 SC,
Tilvil 50 SC, V-T Vil 500 SC,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình rầy các loại,
bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ. Phát hiện sớm và phòng trừ kịp
thời.
2. Trên cây rau: Chăm sóc rau theo quy trình sản xuất rau an toàn,
chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục quy định cho rau để phòng trừ sâu bệnh
hại, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3.
Trên ngô xuân: Chăm sóc, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng
hợp.
4. Trên cây
chè: Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo
hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
5.
Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh, phun trừ các đối tượng sâu
bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu.
6.
Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại cây keo, bạch đàn
và diễn biến của châu chấu tre lưng
vàng hại tre luồng tại Đoan Hùng.