Chủ Nhật, 24/11/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh kỳ 10/8 Dự báo 5 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Gửi bài In bài

1. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện và gây hại trên trà mùa sớm, mùa trung, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ hại phổ biến 2,6 - 7,3%, cao 21 - 46%, cục bộ >50 % (Thanh Thủy, Phù Ninh, Việt Trì).

* Dự báo: Điều kiện thời tiết có mưa bão, bệnh phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy khô toàn bộ lá và gây lửng lép, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phú Thọ, Thanh Ba, Cẩm Khê, ...

* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng chớm bị bệnh, tuyệt đối không bón phân đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng; Cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Kozuma 3SL, Xanthomix 20WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

2. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Trên những diện tích đã phun thuốc, mật độ sâu non trung bình  4 - 8 con/m2, đảm bảo an toàn dưới ngưỡng phòng trừ. Trên diện tích chưa phun hoặc phun xong gặp mưa, mật độ sâu non trung bình 12 - 16 con/m2, cao 25 - 40 con/m2, cục bộ 60 - 70 con/m2 (Tân Sơn, Tam Nông, Hạ Hoà). Phát dục chủ yếu tuổi 3, 4, 5.

* Dự báo: Sâu non tiếp tục gây hại mạnh trong những ngày tới, có thể gây trắng lá cục bộ. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Tam Nông, Hạ Hoà, Yên Lập, ...

* Biện pháp phòng trừ: Trên ruộng có mật độ sâu trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con sâu) sử dụng 01 trong các loại thuốc: F16 - 600EC, Vitory 585EC, Tasodant 600EC, ... có thể hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc Dylan 10WG, Rigell 800WG, Tanwin 5.5DG, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

Thời gian phun thuốc không kéo dài quá ngày 12/8/2013

3. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại: Bướm lứa 4 còn ra rải rác và đẻ trứng; Mật độ ổ trứng phổ biến 0,1 ổ/m2, cao 0,3 - 0,6 ổ/m2 , cục bộ 2 - 3 ổ/m2 (Phù Ninh, Việt Trì) và sẽ tiếp tục nở; Sâu non gây dảnh héo phổ biến 0,2 - 0,8%, cục bộ ổ nhỏ 4,6 - 8,2%.

* Dự báo: Sâu non tiếp tục nở và gây dảnh héo trên các trà, gây bông bạc cho trà cực sớm, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, TX Phú Thọ, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Ba, ...

* Biện pháp phòng trừ: Đa phần các ruộng bị đục thân đều trùng với bị sâu cuốn lá gây hại. Sau khi đã phòng trừ sâu cuốn lá, nếu kiểm tra ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 thì tiếp tục phòng trừ bằng các loại thuốc như phun sâu cuốn lá nêu trên.

Lưu ý: Trên những ruộng trỗ xung quanh 15/8/2013 phải phun phòng trừ sâu đục thân gây bông bạc; Thời gian phun tốt nhất trước khi lúa trỗ 4 - 6 ngày (Khi đòng nứt ống lam). Các huyện có trà này gồm: Lâm Thao, Thanh Thủy, Phù Ninh, Việt Trì, ...

4. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh hại nhẹ đến trung bình trên trà mùa sớm, mùa trung; Tỷ lệ hại phổ biến 2,6 - 4,4%, cao 15 - 20%, cục bộ 31 - 32% (Hạ Hoà, Lâm Thao).

* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển gây hại mạnh do giai đoạn lúa làm đòng - trỗ rất mẫn cảm với bệnh; Đặc biệt lưu ý trên các ruộng bón nhiều đạm, lá xanh tốt, rậm rạp. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Hạ Hoà, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Việt Trì, Phù Ninh, Thanh Sơn, ...

* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Tilt Super 300ND, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

Lưu ý: Nếu trên ruộng có cả sâu và bệnh thì hỗn hợp cả 2 loại thuốc sâu và bệnh phòng trừ luôn cho đỡ tốn công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn