I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 05/2015:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại ở tất cả các huyện; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (Cẩm Khê, Thanh Ba, Việt Trì). Diện tích nhiễm 7.520,1 ha; trong đó nhiễm nhẹ 5.015,5 ha, trung bình 2.221,9 ha và nặng 282,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 2.578,2 ha.
- Rầy các loại: Phát sinh và gây hại trên diện rộng ở tất cả các huyện; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì). Diện tích nhiễm 1.089 ha; trong đó nhiễm nhẹ 956,9 ha, trung bình 110 ha và nặng 22,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 197,3 ha.
- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, bọ xít dài, bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ.
2. Trên ngô xuân:
- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Cẩm Khê, Đoan Hùng, Phù Ninh, Tân Sơn, Hạ Hòa; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 59,1 ha.
- Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân đục bắp, bệnh đốm lá, rệp cờ gây hại rải rác.
3. Trên chè:
- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.291,6 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.084,8 ha, trung bình 206,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 202,2 ha
- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 584,2 ha; trong đó nhiễm nhẹ 384,1 ha, trung bình 200,1 ha.
- Rầy xanh: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa. Diện tích nhiễm 1.735,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 140,5 ha.
- Bọ xít muỗi: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Tân Sơn, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa. Diện tích nhiễm 751,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 118,5 ha.
4. Trên cây ăn quả:
- Trên cây bưởi: Nhện đỏ phát sinh gây hại nhẹ tại huyện Đoan Hùng. Diện tích nhiễm 85,6 ha. Diện tích phòng trừ 85,6 ha. Ngoài ra bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sâu đục quả, ruồi đục quả phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
- Trên cây nhãn vải: Bọ xít nâu phát sinh gây hại nhẹ tại huyện Cẩm Khê. Diện tích nhiễm 10,3 ha.
5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh chết ngược, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 06/2015:
1. Trên lúa, mạ:
Trong tháng 6 sâu bệnh di chuyển gây hại trên lúa chét và trên cỏ, sau đó chuyển sang gây hại trên mạ và lúa mùa sớm, tập trung một số đối tượng sau:
- Trên mạ:
+ Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven đồi gò, những ruộng gieo sớm so với đại trà.
+ Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các loại gây hại nhẹ.
- Trên lúa mùa sớm:
+ Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
+ Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
+ Chuột: Gây hại trên lúa mùa sớm khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ.
+ Các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại nhẹ.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh thối búp, đốm xám, đốm nâu gây hại nhẹ. Các huyện vùng chè cần chú ý: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba.
4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu đục thân cành, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu ăn lá, sâu đục cuống quả hại nhẹ trên nhãn, vải.
5. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn. Sâu xanh phát sinh và gây hại trên cây bồ đề, các huyện cần chú ý gồm Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà,...
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, áp dụng kỹ thuật SRI, gieo thưa, bón phân đầy đủ cho cây mạ sinh trưởng khoẻ, gieo tập trung để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, chuột hại. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại trên mạ.
2. Trên lúa: Áp dụng kỹ thuật SRI, làm đất kỹ, bón vôi khử chua, bón lót phân chuồng hoai mục kết hợp bón NPK5:10:3; cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh, cấy nông tay; chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh: ốc bươu vàng, bệnh sinh lý,... và chỉ phun thuốc phòng trừ trên những diện tích vượt ngưỡng. Hạn chế phun thuốc BVTV đầu vụ để bảo vệ thiên địch.
3. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè. Thu hái chè khi đã đảm bảo thời gian cách ly theo từng loại thuốc khi phun.
- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè khi tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Superista 25EC; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè khi tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc: Dylan 2EC hoặc 10WG, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè khi tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc: Trebon 10EC, Dylan 2 EC; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè khi tỷ lệ lá hại trên 20%; sử dụng một trong các loại thuốc: Ortus 5 SC, Catex 1.8 EC hoặc 3.6 EC, Shepatin 18EC hoặc 36EC, Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
* Ngoài ra: Chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh thối búp, đốm xám, đốm nâu.
4. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý phòng trừ sâu đục quả bưởi Đoan Hùng,...
5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.