Thứ Năm, 25/4/2024
Thông báo 7 ngày trên lúa từ 6.8 đến 12.8 và BPPT
Gửi bài In bài
Phun phòng trừ sâu bệnh bằng máy bay tại xã Phùng Nguyên

Hiện nay, Trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn đòng già đến trỗ, trà lúa mùa trung đang trong giai đoạn đứng cái đến làm đòng. Qua điều tra tình hình SVGH ngày 06 - 12/8/2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ thông báo tình hình SVGH và biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Sâu non trên trà sớm, những diện tích đã phòng trừ, mật độ phổ biến 1,6 - 10,7 con/m2, cao 16 - 36 con/m2 (Hạ Hòa, Lâm Thao) Phát dục chủ yếu sâu non tuổi 3,4.

Trên trà trung, mật độ sâu non phổ biến 5,2 - 17 con/m2, cao 21 - 40 con/m2, cục bộ 56 - 72 con/m2 (Phú Thọ, Tam Nông, Đoan Hùng, Lâm Thao), cá biệt 120con/m2 (Thanh Ba). Phát dục chủ yếu tuổi 1,2,3.

Diện tích nhiễm 8.252 ha (Nhiễm nhẹ 4.205,8 ha, trung bình 3.163 ha; nặng 883,2 ha (Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Ba, Hạ Hòa, TX.Phú Thọ, Đoan Hùng). Diện tích đã phòng trừ trên 8.596 ha/8.606 ha dự kiến đạt 99,9%.

Dự báo: Do trong kỳ phòng trừ vừa qua một số diện tích phun xong gặp mưa và một số diện tích do mật độ sâu cao nên vẫn còn sâu non tiếp tục gây hại trên trà lúa mùa trung trong kỳ tới, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu thời tiết tiếp tục mưa và không được phòng trừ kịp thời, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa Mùa.

 2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,0 - 8,0%, cao 10 - 20%. Cấp bệnh phổ biến: Cấp 1,3. Diện tích nhiễm 226,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); Bệnh phát sinh và gây hại tại Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Ba, TP.Việt Trì, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Sơn; diện tích đã phòng trừ 242,5 ha.

* Dự báo: Trong thời gian tới, nếu thời tiết có mưa rào và dông lốc bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại. Mức độ hại nhẹ đến g bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, đặc biệt là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống mẫn cảm (Khang Dân 18, Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225,...).  Các huyện cần lưu ý: Lâm Thao, Thanh Thủy, Việt Trì, Hạ Hòa, Tam Nông, Phù Ninh, TX. Phú Thọ.

3. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,0 - 7,6%; cao 10,7 - 25%. Diện tích nhiễm 2.064,3 ha (Nhiễm nhẹ 1.451,6 ha; trung bình 612,7 ha) tại hầu hết các huyện, thành, thị. Diện tích đã phòng trừ 669,1 ha.

* Dự báo: Trong những ngày tới, thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao, kết hợp với bón đón đòng trên trà mùa trung bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

4. Rầy các loại:

* Hiện tại: Mật độ phổ biến 10,6 - 91 con/m2, cao 200 - 770 con/m2 , cục bộ 1.200 - 1.750 con/m2 (yên Lập); diện tích nhiễm 215,3 ha (Nhiễm nhẹ 161,5 ha, trung bình 53,8 ha) tại Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê, TP. Việt Trì, Tân Sơn, Thanh Thủy. Tuổi chủ yếu 4,5.

* Dự báo: Rầy tiếp tục tích lũy mật độ, cần phải theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

5. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại: Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm ra rộ từ 8 - 10/8/2020. mật độ phổ biến 0,01 - 0,09 con/m2 , cao 0,1 - 0,8 con/m2 , cục bộ 1 con/m2 (Hạ Hòa, TX.Phú Thọ, Phù Ninh). Mật độ trứng trung bình 0,01 - 0,09 ổ/m2, cao 0,1 - 0,8 ổ/m2. Diện tích nhiễm trứng 175,9 ha (Nhiễm nhẹ 70,5 ha, trung bình 87,7 ha, nặng 17,7 ha (xã Tiên Du, Bình Phú - Phù Ninh).

* Dự báo: Trưởng thành tiếp tục đẻ trứng, sâu non nở và gây hại mạnh từ 15/8 trở đi, có thể gây bông bạc trên trà sớm và héo dảnh trên trà mùa trung.

Ngoài ra: Chuột tiếp tục di chuyển và gây hại cục bộ.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các huyện, thành, thị: Thực hiện tốt văn bản số 3369/UBND-KTN ngày 03 tháng 8 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại (SVGH) lúa mùa năm 2020, văn bản số 1074/SNN-TT&BVTV ngày 27 tháng 7 năm 2020 về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa năm 2020 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chỉ đạo các phòng, trạm chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con  nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân phân loại đồng ruộng phòng trừ kịp thời; chỉ đạo các xã tăng cường thời gian, tần suất phát thanh ở khu dân cư về hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, theo dõi thời tiết, tranh thủ thời gian tạnh ráo trong ngày để phun phòng trừ có hiệu quả.

- Giao trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, thành, thị: Tiếp tục tăng cường công tác điều tra, DTDB, ra thông báo hàng tuần, tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu quả; Đặc biệt lưu ý những diện tích phun phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ vừa qua, những diện tích phun xong gặp mưa, những ruộng có mật độ sâu cao vẫn còn đến ngưỡng phòng trừ, cần phải hướng dẫn phun lại lần 2 để đảm bảo an toàn cho sản xuất, tổng hợp kết quả phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và báo cáo về Chi cục (Phòng BVTV) vào 15h00 hàng ngày.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2 sử dụng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá để phòng trừ (Ví dụ thuốc: Clever 300 WG, Comda gold 5WG, SecSaigon 25EC, Netoxin 90 WP, Hd-Fortuner 150 EC, Indogold 150 SC, Rigell 800 WG, Dylan 2.0EC, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG,...). Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc trong kỳ tới trời tiếp tục có mưa rào và dông trên diện rộng. Những diện tích phun xong gặp mưa cần kiểm tra lại, nếu mật độ sâu còn cao vượt ngưỡng thì nhất thiết phải phun lại lần 2.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP , Avalon 8WP,ViSen 20SC, ...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng, dừng bón các loại phân hóa học, nhất là phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Galirex 55SC, ...

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Confidor 050 EC, Nibas 50EC, Novi-ray 500WP, Comda gold 4WG,Virtako 40WG, Mopride 20WP, Shepatin 36 EC, Sieuray 250WP, Penalty 40WP, Midan 10 WP,  Karate® 2.5 EC, Boxing 405EC, ...

* Các đối tượng khác:  Tiếp tục theo dõi sâu đục thân và diệt chuột bằng các biện pháp.

Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn