Chủ Nhật, 28/4/2024
Đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm bưởi Đoan Hùng
Gửi bài In bài
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ bưởi tại xã Hùng Xuyên, Đoan Hùng

Đoan Hùng là huyện có nhiều tiềm năng phát triển cây ăn quả, trong đó cây bưởi được xác định là cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao. Năm 2023, Trạm trồng trọt và BVTV Đoan Hùng đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn tham mưu UBND huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình, dự án nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 huyện đã ban hành; trong đó tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng TBKT mới nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã bưởi Đoan Hùng, mở rộng các vùng trồng tập trung; liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ bưởi quả cho nông dân; thiết lập các vùng trồng sản xuất đảm bảo ATTP, truy xuất được nguồn gốc đủ điều kiện được cấp mã số thúc đẩy nội tiêu hướng tới xuất khẩu. Kết quả:

Năm 2023, tổng diện tích bưởi huyện Đoan Hùng là 2.662 ha trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 2.268 ha, sản lượng bưởi quả đạt trên 34,7 nghìn tấn đạt 129% KH, giá trị thu nhập ước đạt trên 300 tỷ đồng.

Diện tích áp dụng quy trình sản xuất VietGAP là 1.540 ha, trong đó diện tích được cấp giấy chứng nhận là 180,5 ha. Diện tích đã được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nga, Mỹ là 269,6ha tại các xã: Bằng Luân, Chí Đám, Vân Đồn,Phú lâm, Hùng Xuyên. Diện tích cấp MSVT nội tiêu là 733 ha .

Ảnh: Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ bưởi tại xã Hùng Xuyên, Đoan Hùng

 

Sản phẩm bưởi quả Bằng Luân, bưởi sửu Chí Đám đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao,sản phẩm bưởi quả xã Phú Lâm, Minh Lương, Vân Du, Phúc Lai, Bằng Doãn và Bưởi diễn Vân Đồn đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao; thương hiệu bưởi Đoan Hùng tiếp tục được nhiều thị trường biết đến và đón nhận, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bưởi Đoan Hùng rất lớn. Đặc biệt năm 2023 được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và BVTV, huyện Đoan Hùng đã đẩy mạnh hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ trồng bưởi với các HTX, doanh nghiệp nên mặc dù trong điều kiện kinh tế suy giảm, sức mua của người dân hạn chế hơn mọi năm nhưng sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng vẫn được tiêu thụ được với số lượng lớn, không có tình trạng ế thừa. Sản lượng bưởi được tiêu thụ qua hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng, còn lại khoảng 70% sản lượng các chủ vườn tự bán, qua hệ thống HTX, thương lái.

Hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã được các doanh nghiệp, cơ sở chú trọng triển khai. Trên địa  bàn huyện có 3 cơ sở và 1 công ty đã chế biến các sản phẩm từ bưởi như mứt vỏ bưởi đạt sản phẩm Ocop 3sao, tinh dầu bưởi, chè bưởi, rượu bưởi … đã nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng bưởi . Các sản phẩm chế biến sâu, có bao bì, nhãn mác đã góp phần quảng bá mạnh mẽ thương hiệu bưởi Đoan Hùng, lợi nhuận của các thành phần tham gia chuỗi tăng lên gấp 2-3 lần trong đó thu nhập người sản xuất đã không ngừng tăng lên, thu nhập trung bình khoảng 110-120 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có những diện tích trồng bưởi Bằng Luân, bưởi Chí Đám đạt 400 - 650 triệu đồng/ha/năm.

Những kết quả trên đã khích lệ người dân tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích trồng bưởi góp phần thúc đẩy sản xuất bền vững, tuy nhiên phát triển cây bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng còn những khó khăn cần khắc phục:

- Một bộ phận nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, áp dụng TBKT mới, còn tư tưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Các hộ trồng bưởi có tập quán bán cả vườn cho thương lái từ lúc bưởi ra hoa, quả non (có đặt tiền trước), vì vậy, các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến liên hệ để ký kết tiêu thụ sản phẩm rất khó cạnh tranh được với phương thức mua bán hiện có tại vùng bưởi.

- Liên kết sản xuất với các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, chưa thực sự bền vững.

Để tiếp tục thực hiện liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi Đoan Hùng bền vững, hiệu quả các địa phương cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Chỉ đạo thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản đối với vùng trồng bưởi tập trung để kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

 Đẩy mạnh việc liên kết trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tăng cường hơn nữa khả năng liên kết vững chắc giữa 4 nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý; đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, mô hình trang trại, gia trại để thực hiện có hiệu quả các vấn đề có liên quan về khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và tìm kiếm thị trường. Chú trọng xây dựng chuỗi liên kết giữa các khâu từ sản suất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, phân phối lợi nhuận hợp lý qua đó tăng thêm thu nhập cho người trồng bưởi.

Có cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng và thâm canh cây bưởi, đặc biệt là khâu sơ chế, chế biến và bảo quản bưởi quả, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tiếp tục mở rộng các vùng trồng với quy mô lớn thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa, ứng dụng TBKT giảm chi phí đầu vào. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất chế biến sâu, tận thu, đa dạng sản phẩm từ cây bưởi như: hoa bưởi làm hoa trưng bày hoặc ướp các loại đồ ăn, thức uống; hạt bưởi bên cạnh việc cung cấp cho các trang trại sản xuất cây giống có thể dùng ép tinh dầu; quả non tận dụng vỏ làm tinh dầu và cùi để chế biến chè bưởi, mứt bưởi,…để đa dạng thị trường, có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

                                                                                         Đỗ Chí Thành

                                         Trạm trưởng Trạm TT&BVTV Đoan Hùng

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn