Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm mô hình bưởi tại xã Vân Đồn - Đoan Hùng
Sản xuất vụ Xuân năm 2021 diễn ra trong điều kiện có nhiều khó
khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư tăng cao làm giảm sức đầu tư, đặc
biệt là dịch bệnh Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp, giãn cách xã hội phải thực
hiện ở một số nơi trong tỉnh và nhiều tỉnh trên cả nước. Song, với sự chỉ đạo
quyết liệt của Cấp ủy và Chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự nỗ lực phấn đấu của
ngành Nông nghiệp và nông dân trên toàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp tiếp tục
phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng
TBKT, là vụ được mùa.
* Sơ bộ kết quả sản xuất vụ Xuân 2021:
- Tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm vụ Xuân
2021 đạt 57,9 nghìn ha, trong đó, diện tích lúa
36.101 ha/KH 35.730 ha, đạt 101% KH; diện tích ngô 5,6 nghìn ha, rau đậu các loại
4,8 nghìn ha. Cơ cấu giống lúa vụ Xuân 2021 của tỉnh chuyển biến tích cực theo hướng giảm
diện tích lúa lai, tăng diện tích lúa thuần chất lượng cao, đặc biệt là các
nhóm giống lúa Japonica. Diện tích lúa lai đạt 13,4 nghìn ha chiếm khoảng 37,3%
diện tích. Diện tích lúa thuần chất lượng cao (J02, HT1, TBR225, các giống nếp,…)
đạt 18,6 nghìn ha, chiếm 51,7% diện tích. Nhìn chung, các trà lúa sinh trưởng,
phát triển tốt. Đến nay, diện tích lúa cơ bản đã thu hoạch xong, năng suất bình
quân toàn tỉnh ước đạt 62,0 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2020 (Vụ xuân
2020 đạt 60 ta/ha), cao hơn so với trung bình các tỉnh trung du MN phía Bắc 3,7
tạ/ha (Trung bình các tỉnh TDMNPB đạt 58,3 tạ/ha), sản lượng ước đạt 223.820 tấn.
Các cây trồng màu sinh trưởng, phát triển khá tốt, năng suất
ngô ước đạt 50,2 tạ/ha, sản lượng 28,1 nghìn tấn.
- Cây chè: Duy trì diện tích chè hiện có 15,7 nghìn ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 15,3 nghìn ha. Cây chè sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng chè búp tươi 6 tháng đầu năm
ước đạt 91 nghìn tấn. Hiện hoạt động sản xuất,
chế biến chè gặp một số khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhu cầu nhập chè khô của các nước giảm, giá chè xuất
khẩu giảm khoảng 10%, giá vật tư phục vụ sản xuất tăng 10-15%, giá vận chuyển
(thuê container, vận chuyển tầu biển) cao hơn nhiều lần so
với những năm trước.
- Cây Bưởi: Tổng diện tích bưởi đạt 4,9 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm
3,2 nghìn ha. Thực hiện trồng mới thêm 240 ha, trong đó tập trung tại 4
huyện trọng điểm182 ha/KH 525 ha, đạt 34,6% Kế hoạch. Cây bưởi đang giai đoạn
quả non, phát triển tốt; năng suất dự kiến cao hơn với cùng kỳ năm trước.
- Cây chuối: Tổng diện tích đạt 3,86 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm 3,6
nghìn ha. Hiện có 20 vùng sản xuất chuối tập trung với diện tích đạt 988 ha, trong đó 08
vùng trồng chuối được cấp mã số vùng trồng và 02 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng
gói phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, do điều kiện dịch bệnh Covid 19 diễn biến
phức tạp, việc tiêu thụ, xuất khẩu chuối gặp khó khăn; tiêu thụ trong nước sức
mua của người dân giảm, giá cũng giảm theo.
- Công tác điều dự tính, dự báo sâu bệnh hại kịp thời,
hầu hết diện tích nhiễm sâu, bệnh đến ngưỡng đều được phòng trừ không ảnh hưởng
đến năng suất, sản lượng, đặc biệt là kiểm soát tốt bệnh lùn sọc đen trên lúa,
sâu keo mùa thu trên ngô, đảm bảo an toàn cho sản
xuất.
- Các kết quả nổi bật trong sản xuất vụ Xuân 2021: Hình thành nhiều cánh đồng một giống; nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
sang trồng các cây rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao gắn với nhu cầu
thị trường: Trồng măng tây cho lợi nhuận 600 - 700 triệu đồng/ha; thâm canh cà
chua, dưa chuột, dưa lê Hàn Quốc, dưa vân lưới trong nhà lưới cho sản lượng 110
- 120 tấn/ha/năm, thu nhập 1,5-1,7 tỷ đồng/ha/năm; trồng chuối tây xuất khẩu, sản
lượng đạt 35 - 40 tấn/ha, thu nhập 300 - 320 triệu/ha; liên kết tiêu thụ sản phẩm
ớt, cây gai xanh lấy sợi trên 100 triệu đồng/ha; liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ cây dược liệu cà gai leo thu nhập
trong từ 150 - 170 triệu đồng/ha.
Như vậy, sản xuất vụ
Xuân 2021 của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng: Diện tích gieo trồng
lúa, ngô, rau vượt kế hoạch đề ra, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, đặc biệt
là nhóm giống Japonica (J01, J02), tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Chuyển đổi đất
lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn (ớt,
rau, đậu, hoa…); bước đầu thử nghiệm một số mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ
(bưởi, rau) làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới.
* Định hướng kế
hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2021:
- Vụ Mùa: Diện tích gieo cấy 24.930 ha, năng suất 51 tạ/ha, sản lượng 127 nghìn tấn.
Cây ngô 4.290 ha, năng suất 47,2 tạ/ha, sản lượng 20,2 nghìn tấn. Rau các loại
4.410 ha, năng suất 159,6 tạ/ha, sản lượng 70,3 nghìn tấn. Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt
cơ cấu trà, cơ cấu giống; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có biện pháp
xử lý, chỉ đạo cho phù hợp, giảm thiểu tối đa thiệt hại sản xuất vụ Mùa. Đẩy mạnh
chỉ đạo chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu tập trung, hạn chế
bỏ ruộng, tích tụ đất đai sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Vụ Đông: Ngô Đông, diện
tích 6.850 ha, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng 34,2 nghìn tấn; Rau các loại: Diện
tích 5.520 ha, năng suất 157 tạ/ha, sản lượng 86,6 nghìn tấn. Sản xuất vụ Đông cần đi theo hướng đa dạng hóa các cây rau màu, với cơ cấu
phù hợp giữa cây trồng vụ Đông ưa ấm
và cây trồng ưa lạnh ở các vùng
trong tỉnh. Đa
dạng các hình thức sản xuất ngô: Trồng ngô sinh khối, ngô nếp, ngô ngọt, ngô
rau; mở rộng diện tích các loại rau đậu có giá trị (dưa chuột, cà chua, ớt,
măng tây), mở rộng cây trồng có thời gian bảo quản dài sau thu hoạch, có thị
trường tiêu thụ (bí đỏ, bí xanh, khoai tây. Chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nhân rộng các
chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã triển khai có hiệu quả trên địa
bàn tỉnh; khuyến khích các hộ dân liên kết với doanh nghiệp cho thuê đất, mượn
đất phát triển sản xuất. Tổ chức thực hiện tốt
các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh
đã ban hành.
Trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 còn tiếp tục diễn
biến phức tạp, đòi hỏi phải có giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu kép là vừa
phòng, chống dịch bệnh an toàn vừa phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài sự cố
gắng, nỗ lực của Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự hưởng ứng nhiệt tình
của bà con nông dân trong tỉnh, rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan thuộc Bộ; sự phối hợp
trong chỉ đạo, triển khai sản xuất của các tỉnh bạn để sản xuất vụ Mùa, vụ Đông
của Phú Thọ nói riêng và của các tỉnh phía Bắc nói chung ngày càng phát triển có
hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới./.
Phan Văn Đạo
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV