Thứ Hai, 6/5/2024

Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 27 (Số 27/2019). Phú Thọ.

Tuần 27. Tháng 7/2019. Ngày 04/07/2019
Từ ngày: 28/06/2019. Đến ngày: 04/07/2019
7SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT& BVTV
 

Số:  27 /TB - TT&BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                
Phú Thọ, ngày 4 tháng 7 năm 2019

 

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày
28 tháng 06 năm 2019 đến ngày 04 tháng 7 năm 2019)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình  28,5 - 30,50 C; Cao 32 - 340C; Thấp 24 - 270C.

Nhận xét khác. Trong kỳ, đầu kỳ trời nắng nóng (vào ngày 28/6); giữa kỳ đến cuối kỳ do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nhiệt đới trên biển Đông nên thời tiết khu vực tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa vừa và rải rác có dông; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nền nhiệt độ giảm nhẹ, độ ẩm tăng. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

 

- Lúa mùa sớm

Diện tích: 11.679 ha

Sinh trưởng: Đẻ nhánh

- Lúa mùa trung

Diện tích: 8.417 ha

Sinh trưởng: Gieo - cấy - hồi xanh

- Mạ mùa

Diện tích: 127 ha

Sinh trưởng : 1 - 3 lá

- Ngô hè thu

Diện tích: 2.590 ha

Sinh trưởng : Gieo - xoáy nõn

- Chè

Diện tích: 16.300 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp - TH

- Cây bưởi:

Diện tích trên 3.983,2 ha

Sinh trưởng: PT quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa mùa sớm:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ tại huyện  Hạ Hòa,Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao; mật độ phổ biến 5,0 - 16 con/m2, cao 24 - 32 con/m2 (phát dục chủ yếu tuổi 3,4,5); diện tích nhiễm 215,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 215,2 ha.

- Ốc bươu vàng:  Gây hại nhẹ tại huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng; mật độ phổ biến 0,1 - 0,5 con/m2, cao 1,2 - 2,3 con/m2; diện tích nhiễm 31,1,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 31,1 ha.

- Bệnh sinh lý: Gây hại nhẹ tại huyện Lâm Thao; tỷ lệ hại phổ biến 1,5 - 8,0%, cao 20%; diện tích nhiễm 7,0 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 7,0 ha.

Ngoài ra: Chuột hại rải rác.

2. Trên lúa mùa trung:

- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Lâm thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Phú Thọ; mật độ phổ biến 0,1 - 0,6 con/m2, cao 1,2 - 3,0 con/m2; diện tích nhiễm 293,7 ha (Nhiễm nhẹ 277 ha, trung bình 16,7 ha); tăng so với CKNT 100 ha. Diện tích đã phòng trừ 16,7 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ tại huyện Thanh Ba; mật độ phổ biến 5,0 - 16 con/m2, cao 20 - 32 con/m2 (phát dục chủ yếu tuổi 2,3); diện tích nhiễm 33,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 33,1 ha.

3. Trên cây ngô hè:

- Sâu keo mùa thu: Mật độ sâu non phổ biến 0,4 - 2,0 con/m2, cao 3,0 - 8,0 con/m2); Diện tích nhiễm  164,3 ha (Nhiễm nhẹ 154 ha, trung bình 10,3 ha) tại Hạ Hòa, Việt Trì, Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh, Phú Thọ, Yên Lập; tăng so với CKNT 164,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 42,1 ha.

4. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 4,0%, cao 5,5 - 8,0%; diện tích nhiễm 836,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 820 ha.

- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 4,0%, cao 5,2 - 8,0%; diện tích nhiễm 588 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Tân Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng; tăng so với CKNT 112 ha.

- Nhện đỏ: Tỷ lệ hại phổ biến 2,4 - 6,0%, cao 10 - 16%; diện tích nhiễm 534,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Thanh Sơn,Tân Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng; tăng so với CKNT 386 ha.

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ biến 0,5 - 4,0%, cao 6,0 - 8,0%; diện tích nhiễm 289,6 ha (Chủ yêu nhiễm nhẹ) tại Thanh Ba, Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập; giảm so với CKNT 110,3 ha.

5. Trên cây ăn quả: Câu cấu xanh, nhện đỏ, bọ xít vai nhọn, ve sầu, bệnh thán thư, rệp các loại, sâu xanh bướm phượng, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu, nhện lông nhung, bệnh thán thư hại rải rác trên nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp:

- Sâu xanh ăn lá bồ đề: Trưởng thành lứa 3 ra rộ, di chuyển và đẻ trứng; mật độ trưởng thành phổ biến 0,5 - 1,5 con/cây, cao 2,0 - 4,0 con/cây, cục bộ 10 con/cây (xã Lai Đồng, Mỹ Thuận - Tân Sơn).

Ngoài ra: Bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG 7 NGÀY TỚI:

1. Trên mạ mùa: Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ. Rầy các loại, châu chấu, cào cào hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

2. Trên lúa mùa:  

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại từ giữa đến cuối tháng 7, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (Trà sớm cuối đẻ nhánh, trà trung đang đẻ rộ).

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Sâu đục thân hại nhẹ đến trung bình.

- Chuột: Dự báo gây hại mạnh hơn năm 2018, nhất là ruộng gần khu vực chăn nuôi, ven đồi gò, ven làng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

3. Trên cây ngô hè: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô giai đoạn cây non tới xoáy nõn, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Ngoài ra: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột hại nhẹ.

4. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình; bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, rệp các loại, ruồi đục quả, bọ xít vai nhọn, sâu xanh bướm phượng, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu, nhện lông nhung, bệnh thán thư hại nhãn vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Trưởng thành sâu xanh ăn lá bồ đề di chuyển và đẻ trứng, dự kiến sâu non nở rộ từ ngày 7 tháng 7 năm 2019 trở đi mức độ gây hại trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng. Các huyện có diện tích trồng bồ đề cần lưu ý nhất là Tân Sơn và Thanh Sơn. Ngoài ra bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

  * Tăng cường công tác chỉ đạo theo văn bản số 873/SNN-TT&BVTV ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Giám đốc Sở NN&PTNT, về việc tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất vụ mùa năm 2019.

  1. Trên lúa:

   - Tiếp tục theo dõi chặt chẽ và bắt mẫu rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen, khi phát hiện hướng dẫn phòng trừ sớm, kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lụi (vàng lá di động).

   - Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng (ví dụ: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...).

  - Sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng DTDB chính xác sâu non lứa 5 gây hại từ giữa đến cuối tháng 7. Phun thuốc khi ruộng lúa có mật độ sâu non cao trên 20 con/m2 (Ví dụ như: Clever 300 WG, Hd-Fortuner 150 EC, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG...).

  - Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...

  - Tổ chức diệt chuột tập trung vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ (giữa đến cuối tháng 7). Diệt chuột bằng bả sinh học, thuốc hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả cùng với thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).

  2. Trên ngô hè:

  - Sâu keo mùa thu:

  + Biện pháp canh tác, thủ công: xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trường thành, sâu non khi cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.

   + Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả, giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên địch có ích, giúp bảo vệ môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...) để hạn chế tác hại của sâu.

  + Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Hoạt chất Indoxacarb (Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC,..); Emamectin benzoate (Emaben 2.0 EC, Dylan 10EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Emagold 160SC,...); Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC,...);... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối. Nếu sâu tuổi lớn thì có thể hỗn hợp 2 loại thuốc có hoạt chất như: (Indoxacarb + Emamectin benzoate) hoặc thuốc có 2 hoạt chất trên (Emingold 160SC; Obaone 95WG; Chetsau 100WG; ...).

  3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

  - Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

  - Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

  - Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Comite (R) 73EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL,…

  4. Trên cây bưởi:

   - Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit 5EC,...

   - Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

  - Ruồi đục quả: Áp dụng biện pháp canh tác, thủ công: Sử dụng túi lưới màu trắng để bao quả. Dùng chất dẫn dụ côn trùng để thu hút con trưởng thành, ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P,.... Nếu bị nặng có thể sử dụng một số hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil,...Ví dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC,...

  Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh sẹo, loét, câu cấu,...

  5. Trên cây lâm nghiệp:

  - Sâu xanh ăn lá bồ đề:

  + Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1-2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC, Vifast 10SC,...  .

  +Với những diện tích rừng tuổi >3, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin ví dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6- 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 -15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

  - Bệnh chết héo cây keo: Tiếp tục theo dõi và chủ động điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh chết héo trên cây keo, do đó trước mắt tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG), Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG), Propiconazole (ví dụ Tilt super 300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP, Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ.

   - Ngoài ra theo dõi chặt chẽ sâu ong ăn lá mỡ, để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Phòng KHTC sở;

- LĐCC;

- Các Phòng, Trạm TT&BVTV (s/i);

- Lưu: VT, KT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 (Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 28 tháng 06 năm 2019 đến ngày 4 tháng 7 năm 2019)

 

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Sâu cuốn lá nhỏ

Lúa sớm

5,0 - 16

24 - 32

215,2

215,2

 

 

 

215,2

 

Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao

2

Ốc bươu vàng

0,1 - 0,5

1,2 - 2,3

31,3

31,3

 

 

 

31,3

 

Thanh Sơn, Đoan Hùng

3

Bệnh sinh lý

1,5 - 8,0

20

7,0

7,0

 

 

 

7,0

 

Lâm Thao

4

Ốc bươu vàng

Lúa trung

0,1 - 0,6

1,2 - 3,0

293,7

277,0

16,7

 

 

100,0

16,7

Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Phú Thọ

5

Sâu cuốn lá nhỏ

5,0 - 16

20 - 32

33,1

33,1

 

 

 

33,1

 

Thanh Ba

6

Sâu keo mùa Thu

Ngô hè

0,4 - 2,0

3,0 - 8,0

164,3

154,0

10,3

 

 

164,3

42,1

Hạ Hòa, Việt Trì, Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Thủy, Tam Nông, Phú Thọ, Phù Ninh, Yên Lập

7

Bọ cánh tơ

Chè

1,1 - 4,0

5,5 - 8,0

836,3

836,3

 

 

 

-820,0

 

Đoan Hùng, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê

8

Rầy xanh

0,8 - 4,0

5,2 - 8,0

588,0

588,0

 

 

 

112,0

 

Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Tân Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng

9

Nhện đỏ

2,4 - 6,0

10 - 16

534,2

534,2

 

 

 

386,0

 

Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng

10

Bọ xít muỗi

0,5 - 4,0

6,0 - 8,0

289,6

289,6

 

 

 

-110,3

 

Thanh Ba, Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh tháng 06, dự báo sâu bệnh tháng 07/2019 - 6/2019 Toàn tỉnh 01/06/2019 30/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 26 - 6/2019 Toàn tỉnh 21/06/2019 27/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 25 - 6/2019 Toàn tỉnh 14/06/2019 20/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 24 - 6/2019 Toàn tỉnh 07/06/2019 13/06/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 23 - 6/2019 Toàn tỉnh 31/05/2019 06/06/2019
Thông báo sâu bệnh tháng 05, dự báo sâu bệnh tháng 06/2019 - 5/2019 Toàn tỉnh 01/05/2019 31/05/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 22 - 5/2019 Toàn tỉnh 24/05/2019 30/05/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 21 - 5/2019 Toàn tỉnh 17/05/2019 23/05/2019
Thông báo tình hình dịch hại trên lúa kỳ 7 ngày, dự báo cuối vụ và BPPT - 5/2019 Toàn tỉnh 09/05/2019 15/05/2019
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 20 - 5/2019 Toàn tỉnh 09/05/2019 16/05/2019