UBND TỈNH PHÚ THỌ
SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Số: 1209/SNN-BVTV
Về việc kiểm
tra và chủ động phòng chống bệnh chết héo cây keo
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú
Thọ, ngày 04 tháng 9 năm 2015
|
Kính gửi: UBND các huyện, thành,
thị
Ngày 27/8/2015, Cục
Bảo vệ thực vật có công văn số 1732/BVTV- QLSVGHR về việc kiểm tra và chủ động
phòng chống bệnh chết héo cây keo. Thực tế có nhiều loại sâu bệnh gây hại trên
cây keo, trong đó có bệnh chết héo cây keo do nấm Ceratocystis sp gây hại. Đây
là bệnh mới phát sinh trong vài năm gần đây và đang có xu hướng lây lan nhanh,
gây hại nặng ở nhiều vùng trồng keo trên cả nước, nhiều diện tích keo đã bị
chết khô phải chặt bỏ. Phú Thọ là tỉnh có diện tích rừng trồng khoảng 120 ngàn
ha, trong đó chủ yếu là trồng keo chiếm trên 80% diện tích rừng trồng. Để chủ
động phát hiện và hướng dẫn các chủ rừng phòng chống bệnh chết héo cây keo, Sở
Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn, các chủ rừng thực hiện một số nội dung sau:
1. Kiểm tra tình hình phát sinh, gây hại của
bệnh chết héo cây keo và công tác chỉ đạo phòng trừ; hiện trạng công tác bảo vệ
thực vật trên cây lâm nghiệp của địa phương. Sở Nông nghiệp và PTNT xin gửi kèm
theo Hướng dẫn nhận biết bệnh chết héo cây keo và mẫu báo cáo gửi kèm.
2. Khuyến cáo, hướng
dẫn chủ rừng áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn giống keo chống
chịu bệnh, hiện nay trung tâm nghiên cứu bảo vệ rừng (thuộc Viện Lâm nghiệp
Việt Nam) đã xác định được keo lá tràm có khả năng kháng bệnh tốt, keo lai và
keo tai tượng mẫn cảm với bệnh.
- Cây trong vườn ươm:
xử lý bầu đất cây giống bằng phân vi sinh tổng hợp (gồm vi khuẩn cố định đạm,
vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn đối kháng nấm gây bệnh Ceratocystis
manginecans) để diệt mầm bệnh và giúp cây con phát triển khỏe mạnh, tăng khả
năng kháng bệnh.
- Chọn vùng trồng: Những
vùng trồng keo từ luân kỳ 2 trở đi dễ nhiễm bệnh do nguồn bệnh lưu tồn trong
đất cao và thiếu hụt nguyên tố vi lượng cần luân canh cây khác hoặc phải bón bổ
sung nguyên tố vi lượng Bo và chế phẩm sinh học đối kháng.
- Biện pháp canh tác:
không phát, tỉa cành keo vào mùa mưa hoặc khi thời tiết có độ ẩm cao; sử dụng
cưa hoặc kéo tỉa cành để vất cắt sắc gọn, hạn chế lây lan nguồn bệnh; không
chăn thả trâu, bò trong rừng keo dưới 3 năm tuổi để hạn chế việc gây ra các vết
thương cơ giới trên thân cây keo tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm
nhiễm, lây lan; những vùng có nguy cơ bị bệnh cao hoặc những diện tích đang bị
bệnh cần bón bổ xung nguyên tố vi lượng Bo và phân vi sinh tổng hợp (gồm vi
khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn đối kháng nấm gây bệnh
Ceratocystis manginecans) để cây phục hồi.
- Tiêu hủy các cây bị
hại nặng không còn khả năng phục hồi và xử lý vôi bột vùng gốc, rễ cây để ngăn
chặn nguồn bệnh lây lan.
Báo cáo gửi về Sở
Nông nghiệp và PTNT( Chi cục Bảo vệ thực
vật, số 215A đường Minh Lang, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, bản mềm gửi
về địa chỉ Email: phongkythuatipm@gmail.com).
Vậy, Sở Nông nghiệp và
PTNT đề nghị UBND các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các nội
dung trên, báo cáo gửi trước ngày 25/9/2015 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Cục
Bảo vệ thực vật./.
Nơi
nhận:
-
Như kính gửi;
-
GĐ, PGĐ Sở (ông Anh);
-
Chi cục Bảo vệ thực vật;
-
Chi cục Lâm nghiệp;
-
Công ty CP Giống VTNN CN cao VN;
-
VP Sở; Website của Sở;
-
Lưu: VT, BVTV(22b).
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
(Đã
ký)
Trần
Tú Anh
|