Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo sâu bệnh tháng 3, Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4 năm 2017
Gửi bài In bài

 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số: 91/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Phú Thọ, ngày 31  tháng 3 năm 2017

 

THÔNG BÁO  

Tình hình sâu bệnh tháng 03/2017

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 04/2017 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 03/2017:

1. Trên lúa:

- Bệnh đạo ôn lá: Phát sinh và gây hại sớm hơn cùng kỳ năm 2016; mức độ chủ yếu hại nhẹ tại các huyện Hạ Hòa, Yên Lập, Lâm Thao, Cẩm Khê, Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Phù Ninh, ...  Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,4 - 2,4%, cao 4,0 - 7,0%, cục bộ 10 - 13%, cá biệt ổ, chòm 20% (Hạ Hòa). Diện tích nhiễm 526,3 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 526,3 ha); diện tích đã phòng trừ 526,3 ha.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại sớm hơn cùng kỳ năm 2016; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các huyện Phù Nnh, Thanh Thủy, Lâm Thao, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Việt Trì, Thanh Ba, Hạ Hòa. Tỷ lệ hại phổ biến 1,9 - 9,4%, cao 14 - 23,1%, cục bộ 46,3% (Phù Ninh). Diện tích nhiễm 1.125,1 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 1.111,4 ha), trong đó: Nhiễm nhẹ 890,3 ha, nhiễm trung bình 135,2 ha, diện tích nhiễm nặng 99,6 ha (Phù Ninh); diện tích đã phòng trừ 297 ha.

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Việt Trì, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Thủy, Đoan Hùng. Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 2,5 %; cao 3 - 7%; cục bộ ruộng 10,5 - 11,1%; cá biệt ruộng 20% (Lâm Thao). Diện tích bị hại 2.487,4 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 2.171,4 ha); trong đó: Nhiễm nhẹ 2.390,0 ha, nhiễm trung bình 94,1 ha, nhiễm nặng 3,7 ha (Sơn Vi - Lâm Thao).

- Bệnh sinh lý hại nhẹ tại các huyện Thanh Sơn, Thanh Ba, Tân Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Đoan Hùng, Việt Trì, Thanh Thủy, Cẩm Khê; tỷ lệ hại phổ biến 1,5 - 8,6%;  cao 10 - 20%. Diện tích nhiễm 1.368,4 ha.

- Ruồi đục nõn gây hại tại huyện Phù Ninh, Thanh Sơn, Yên Lập; tỷ lệ hại phổ biến 2,2 - 8%, cao 10 - 20,5%; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 375,3 ha.

Ngoài ra: Rầy các loại, bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít đen hại rải rác.

2. Trên cây chè:

- Rầy xanh: Phát sinh gây hại tại huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê, Đoan Hùng; tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 4%, cao 5 - 8%. Diện tích nhiễm 1.066,2 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 596,7 ha), mức độ gây hại nhẹ.

- Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; tỷ lệ hại phổ biến 1 - 4%, cao 5 - 9%. Diện tích nhiễm 694,3 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 678,7 ha), mức độ gây hại nhẹ.

- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập, Đoan Hùng, Việt Trì, Thanh Thủy. Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 4%, cao 6 - 8%; diện tích nhiễm 437,9 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 121,8 ha), mức độ gây hại nhẹ.

- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại tại huyện Thanh Ba, Thanh Sơn; tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 1,3%, cao 8 - 10%; diện tích nhiễm 251 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 251 ha), mức độ gây hại nhẹ.

- Bệnh phồng lá: Phát sinh và gây hại nhẹ tại huyện Thanh Sơn; tỷ lệ hại phổ biến 1,8 - 4,9%, cao 12 - 20% lá hại. Diện tích nhiễm 187,8 ha (Tăng so với cùng kỳ năm trước 187,7 ha), mức độ gây hại nhẹ.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại rải rác.

3. Trên cây ngô:

- Sâu xám hại nhẹ tại huyện Thanh Sơn; tỷ lệ hại phổ biến 0,2%, cao 5%. Diện tích nhiễm 17,9 ha.

- Sâu cắn lá phát sinh gây hại nhẹ tại huyện Đoan Hùng; tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 0,5%, cao 2,4 - 3%. Diện tích nhiễm 23,6 ha.

- Bệnh đốm lá nhỏ hại nhẹ tại huyện Đoan Hùng; tỷ lệ hại phổ biến 1,6%, cao 16%. Diện tích nhiễm 23,9 ha.

- Ngoài ra: Chuột hại cục bộ. Sâu đục thân, bệnh khô vằn hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Trên cây bưởi: Bọ xít hại nhẹ tại xã Chí Đám, Bằng Luân, Phương Trung. Bệnh loét, rệp, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, sâu ăn lá, bệnh thối hoa, thối quả phát sinh gây hại rải rác; Ngoài ra, nhện lông nhung, bọ xít nâu hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Trên cây mỡ: Sâu ong ăn lá gây hại tại hai xã Xuân Đài và Kim Thượng, với diện tích 20 ha (đã phun phòng trừ được 20 ha).

- Bệnh chết ngược trên cây keo gây hại tại xã Phú Khê, Văn Khúc diện tích nhiễm 17,5 ha. 

- Ngoài ra: Bệnh đốm lá, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2017:

1. Trên lúa:

- Bệnh đạo ôn: Tiếp tục lây lan và gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ trên lá. Đặc biệt lưu ý đạo ôn cổ bông đối với các diện tích lúa xuân trung đã bị đạo ôn lá; trên các giống nhiễm như Nếp, J02, BC15, Xi23, X21, HT1, KD18, ... tất cả các huyện cần chú ý, đặc biệt Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh, ...

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát triển lây lan nhanh và gây hại mạnh, nhất là trong giai đoạn lúa làm đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Thanh Thủy, Lâm Thao, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Việt Trì, Thanh Ba, Hạ Hòa.

- Chuột hại: Chuột sẽ tiếp tục gây hại trong giai đoạn lúa làm đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng ven nghĩa trang, đồi gò, kênh mương, đường lớn, khu vực chăn nuôi thủy cầm, ...

- Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ đối tượng khác: Sâu đục thân 2 chấm, Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, ...

2. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây ngô: Chuột gây hại cục bộ. Sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại nhẹ rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh chảy gôm, bệnh thối quả, ... hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư, sương mai hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Cần theo dõi chặt chẽ các ổ châu chấu tre lưng vàng tại các huyện đã xuất hiện ở năm trước như: Đoan Hùng, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh, ...
                 * Ngoài ra tiếp tục theo dõi sâu ăn lá, sâu xanh, bệnh chết ngược trên cây keo gây hại rải rác; lưu ý châu chấu tre lưng vàng.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:

1. Trên lúa: Bón phân thúc đòng cân đối cho lúa, đảm bảo đủ nước trong thời gian cây lúa phân hoá đòng, trỗ; Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh đến ngưỡng, trong đó lưu ý:

- Bệnh đạo ôn: Trên những diện tích đã phòng trừ, nếu có vết bệnh mới thì cần phun lại. Đối với những diện tích mới xuất hiện bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Khi tỷ lệ bệnh trên 5%, điều kiện trời âm u, ẩm độ cao cần phun trừ ngay bằng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, ví dụ như: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sako 25WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim 31WP... Nếu ruộng bị nặng phải phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá; khi lúa vào giai đoạn trỗ bông, những ruộng đã bị đạo ôn lá cần phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ thấp tho.

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng các thuốc (Ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC, ...).

- Chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp; đặc biệt lưu ý khi đánh chuột ngoài đồng trong thời gian này nên đánh chuột bằng bả phối trộn bằng các chất có mùi tanh như: Cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB .... mới có hiệu quả.

2. Trên chè: Phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng, trong đó lưu ý:

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL, ....

3. Trên ngô: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

4. Trên cây bưởi:

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG,...

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72 WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Vidoc 80WP, Batocide 12WP,....

5. Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả khác (nhãn, vải, chuối, ...). Sâu ong ăn lá mỡ, bệnh chết ngược cây keo, châu chấu tre lưng vàng hại mai, tre, luồng,... chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi phun thuốc đối với rau, quả, chè; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Sở NN & PTNT: Ô. Anh (b/c);

- UBND các huyện, thành, thị;

- Phòng TTr Sở;

- Lãnh đạo CC; các phòng, trạm BVTV (s/i);

- Tổ Website Chi cục (để đăng);

- Lưu: VT, KT (18b).

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Trường Giang

 


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 01 tháng 03 năm 2017 đến ngày 31 tháng 03 năm 2017)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh đạo ôn lá

Lúa trung

0,5 - 2,4

4 - 6; CB10 - 13; cá biệt 20(HH)

264,7

264,7

 

 

 

+264,7

264,7

Hạ Hòa, Yên Lập, Lâm Thao, Cẩm Khê, Tân Sơn, Đoan Hùng

2

Bệnh khô vằn

1,9 - 9,4

14 - 23,1; CB46,3(PN)

884,2

649,4

135,2

99,6

 

+870,5

297

Phù Nnh, Thanh Thủy, Lâm Thao, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Việt Trì, Thanh Ba, Hạ Hòa

3

Chuột

1,1 - 2,5

3 - 7; CB 10,5 - 11,1; cá biệt 20(LT)

869,7

771,9

94,1

3,7

 

+553,3

 

Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Việt Trì, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Thủy, Đoan Hùng

4

Bệnh sinh lý

1,5 - 8,6

10 - 16

210,3

210,3

 

 

 

+210,3

 

Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Đoan Hùng, Thanh Thủy

5

Ruồi đục nõn

1,6 - 4

12

41,1

41,1

 

 

 

+41,1

 

Yên Lập

6

Bệnh đạo ôn lá

Lúa muộn

0,4 - 4,5

5 - 7;CB 7,5 - 10(Tân Sơn)

261,6

258,1

2,5

1

 

+261,6

261,6

Tân Sơn, Phù Ninh, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn

7

Chuột

0,5 - 4,3

6 - 8,8

1.618,1

1.618,0

 

 

 

+1.618,1

 

Thanh Ba, Tân Sơn, Tam Nông, Đoan Hùng, Lâm Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Phú Thọ, Việt Trì, Cẩm Khê

8

Bệnh khô vằn

1,4 - 8,8

10 - 16

240,9

240,9

 

 

 

+240,9

 

Việt Trì, Thanh Sơn, Yên Lập

 

Ruồi đục nõn

2,2 - 8

10 - 20,5

375,3

348

27,3

 

 

-466,6

27,3

Phù Ninh, Thanh Sơn, Yên Lập

 

Bệnh sinh lý

2 - 8

10 - 20

1.368,4

1368,4

 

 

 

+361,3

 

Thanh Sơn, Thanh Ba, Tân Sơn, Tam Nông,  Yên Lập, Đoan Hùng, Việt Trì, Thanh Thủy, Cẩm Khê

9

Bọ cánh tơ

 

 

Chè

1,2 - 4

6 - 8

437,9

437,9

 

 

 

+121,8

 

Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập, Đoan Hùng, Việt Trì, Thanh Thủy

10

Bọ xít muỗi

1 - 4

5 - 9

694,3

694,3

 

 

 

+678,7

 

Cẩm Khê, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng

11

Nhện đỏ

0,8 - 1,3

8 - 10

251

251

 

 

 

+251

 

Thanh Ba, Thanh Sơn

12

Rầy xanh

1,1 - 4

5 - 8

1.066,2

1066,2

 

 

 

+596,7

 

Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê, Đoan Hùng

13

Bệnh phồng lá

1,8 - 4,9

12 - 20

187,8

187,8

 

 

 

+187,8

 

Thanh Sơn

14

Sâu xám

 Ngô

0,2

5

17,9

17,9

 

 

 

-15,2

 

Thanh Sơn

15

Sâu cắn lá

0,2 - 0,5

2,4 - 3

23,6

23,6

 

 

 

+23,6

 

Đoan Hùng

 

Bệnh đốm lá nhỏ

1,6

16

23,9

23,9

 

 

 

+23,9

 

Đoan Hùng

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn