Thứ Ba, 30/4/2024

Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 48 (Số 48/2017). Phú Thọ.

Tuần 48. Tháng 11/2017. Ngày 29/11/2017
Từ ngày: 23/11/2017. Đến ngày: 29/11/2017
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
 

Số:  48/TB - BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                
Phú Thọ, ngày 29 tháng 11 năm 2017

 

                          

 

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày
23 tháng 11 năm 2017 đến ngày 29 tháng 11 năm 2017)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 17 - 20,50C, Cao 23 - 270C, Thấp 11 - 140C. 

Nhận xét khác: Trong kỳ, do chịu ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với vùng hội tụ gió Tây trên cao nên trời nhiều mây, đêm không mưa, ngày trời hanh khô,  sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.  

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

 

- Ngô đông

Diện tích: 7.936,7 ha

Sinh trưởng: Làm hạt - chín sữa - chín sáp

- Rau các loại

Diện tích: 4.293,3 ha

Sinh trưởng: cây con - PTTL

- Chè

Diện tích: 16.781 ha

Sinh trưởng: tận thu  - đốn

- Cây bưởi:

Diện tích trên 2.500 ha

Sinh trưởng: chín - thu hoạch

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên ngô:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 4,1 - 10%, cao 12 - 23%; diện tích nhiễm 284,7 ha (nhiễm nhẹ 264,8 ha, nhiễm trung bình 20,0 ha), giảm so với CKNT 7,0 ha.

- Bệnh đốm lá nhỏ: Tỷ lệ bệnh phổ biến 3,9 - 9,0%, cao 12,7 - 20%, cục bộ 32% (Lâm Thao). Diện tích nhiễm 135,1 ha (nhiễm nhẹ 132,8 ha, nhiễm trung bình 2,3 ha), tăng so với CKNT 102,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 15,2 ha.

- Sâu đục thân, bắp: Tỷ lệ hại phổ biến 3,5 - 7,0%, cao 12,5 - 16,7%; diện tích nhiễm 64,3 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 11,9  ha.

- Bệnh đốmlá lớn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,8 - 5,0%, cao 12 - 18%; diện tích nhiễm 37,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 86,5 ha.

- Rệp cờ: Tỷ lệ hại phổ biến 3,6 - 10%, cao 16 - 22%; diện tích nhiễm 32,8 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 32,8 ha.  

2. Trên rau:

- Sâu xanh: Mật độ hại phổ biến 1,0 - 3,0 con/m2; cao 4,0 - 9,0 con/m2; diện tích nhiễm 53,2 ha (nhiễm nhẹ 52,5 ha, nhiễm trung bình 0,7 ha); giảm so với CKNT 66,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 3,7 ha.

- Sâu tơ: Mật độ hại phổ biến 2,0 - 9,0 con/m2; cao 22 con/m2; diện tích nhiễm 32,7 ha (nhiễm nhẹ 16,4 ha, nhiễm trung bình 16,3 ha), tăng so với CKNT 4,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 16,3 ha.

- Rệp: Tỷ lệ hại phổ biến 2,0 - 6,0%, cao 8,0 - 16%; diện tích nhiễm 19,6 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Phù Ninh, tăng so với CKNT 19,6 ha.

- Bọ nhảy: Mật độ hại phổ biến 2,0 - 6,01 con/m2; cao 8,0 - 15 con/m2; diện tích nhiễm 7,9 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Lâm Thao; giảm so với CKNT 8,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,7 ha.

- Bệnh sương mai: Tỷ lệ bệnh hại phổ biến 0,8 - 4,0%, cao 10%; diện tích nhiễm 0,6 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 54,5 ha.

Ngoài ra: Sâu khoang, bệnh thối nhũn vi khuẩn hại rải rác.

3. Trên chè:  

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,5 - 4,0%; cao 8,0 - 10%. Diện tích nhiễm 419,8 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 12,6 ha.

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ búp hại phổ biến 2,2%; cao 8,0%. Diện tích nhiễm 316,1  ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 6,7 ha.

- Rầy xanh: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,4 - 4,0%; cao 6,0 %. Diện tích nhiễm 122,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 232,3 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám phát sinh và gây hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, bệnh thán thư, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, nhện đỏ, bệnh loét, sâu đục thân, đục cành, sâu ăn lá, bọ xít phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi Đoan Hùng. Bệnh thán thư hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Trên bồ đề: Trưởng thành lứa 8 (đã ra rộ từ 15 - 20/11) tiếp tục di chuyển và đẻ trứng rải rác trên các rừng bồ đề của huyện Tân Sơn. Tuy nhiên, trong kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh, nền nhiệt độ hạ thấp nên số lượng ổ trứng cũng như số quả/ổ không cao.

Ngoài ra: Bệnh đốm lá, bệnh chết héo, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG 7 NGÀY TỚI:

1. Trên ngô đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại nhẹ. Rệp cờ hại rải rác; chuột gây hại cục bộ.

2. Trên cây rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn hại nhẹ. Rệp, bệnh lở cổ rễ,... hại rải rác.

3. Trên cây chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá chè hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp hại nhẹ; bệnh loét, sẹo, sâu ăn lá, ruồi đục quả hại rải rác trên cây bưởi Đoan Hùng. Bệnh thán thư, nhện lông nhung hại rải rác trên nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Trên cây bồ đề: Trong thời gian tới, đề phòng nền nhiệt độ tăng sẽ làm tăng hoạt động đẻ trứng của trưởng thành sâu xanh ăn lá bồ đề cũng như tăng tỷ lệ trứng nở, do đó cần tiếp tục giám sát chặt chẽ để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Trên cây lâm nghiệp khác: Bệnh chết héo, bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên mạ xuân sớm: Điều tra phát hiện và phòng trừ kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lụi (vàng lá di động).

2. Trên ngô đông: Tiếp tục rà soát, điều tra bệnh lùn sọc đen, nếu phát hiện cần tiến hành tiêu huỷ và phun phòng trừ rầy. Thực hiện phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại có tỷ lệ, mật độ vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Trên chè:  

- Bệnh đốm nâu: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Stop 15WP, Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL,...

- Bệnh đốm xám: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL, Stifano 5.5SL, Tutola 2.0SL,....

4. Trên cây bưởi: Đối với những vườn quả đang trong giai đoạn chín, chỉ phun thuốc khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng và ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng quả, khi phun tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly.

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Sâu xanh ăn lá bồ đề: Phát dọn thực bì trên diện tích trồng bồ đề, kết hợp bắt, giết trưởng thành, tiêu diệt trứng và các ổ sâu non mới nở làm giảm mật độ sâu non. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tỷ lệ, mật độ sâu nở để xử lý kịp thời.

- Bệnh chết héo cây keo: Tiếp tục theo dõi và chủ động điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh chết héo trên cây keo, do đó trước mắt tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG), Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG), Propiconazole (ví dụ Tilt super 300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP, Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Sở Nông nghiệp và PTNT (b/c);

- LĐCC;

- Phòng TT Sở;

- Các Phòng, Trạm BVTV (s/i);

- Lưu: VT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 23 tháng 11 năm 2017 đến ngày 29 tháng 11 năm 2017)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Ngô

4,1 - 10

12 - 23

284,7

264,8

20,0

 

 

-7,0

 

Thanh Thủy, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hòa

2

Bệnh đốm lá nhỏ

3,9 - 9,0

12,7 - 20; CB 32(LT)

135,1

132,8

2,3

 

 

102,3

15,2

Lâm Thao, Thanh Sơn, Phú Thọ, Tam Nông, Yên Lập

3

Sâu đục thân, bắp

3,5 - 7,0

12,5 - 16,7

64,3

64,3

 

 

 

11,9

 

Tam Nông, Yên Lập

4

Bệnh đốm lá lớn

2,8 - 5,0

12 - 18

37,7

37,7

 

 

 

-86,5

 

Thanh Thủy, Yên Lập

5

Rệp cờ

3,6 - 10

16 - 22

32,8

32,8

 

 

 

32,8

 

Lâm Thao,Thanh Thủy

6

Sâu xanh

Rau

1,0 - 3,0

4,0 - 9,0

53,2

52,5

0,7

 

 

-66,5

3,7

Lâm Thao, Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Sơn, Cẩm Khê,Việt Trì

7

Sâu tơ

2,0 - 9,0

22

32,7

16,4

16,3

 

 

4,3

16,3

Phù Ninh

8

Rệp

2,0 - 6,0

8,0 - 16

19,6

19,6

 

 

 

19,6

 

Phù Ninh

9

Bọ nhảy

2,0 - 6,0

8,0 - 15

7,9

7,9

 

 

 

-8,4

0,7

Lâm Thao, Việt Trì

10

Bệnh sương mai

0,8 - 4,0

10

0,6

0,6

 

 

 

-54,5

 

Tam Nông

11

Bọ xít muỗi

Chè

0,5 - 4,0

8,0 - 10

419,8

419,8

 

 

 

-12,6

 

Thanh Sơn, Tân Sơn

12

Bọ cánh tơ

2,2

8,0

316,1

316,1

 

 

 

-6,7

 

Tân Sơn

13

Rầy xanh

0,4 - 4,0

6,0

122,7

122,7

 

 

 

-232,3

 

Tân Sơn

                                                                                                                                                                                     

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 47 - 11/2017 Toàn tỉnh 16/11/2017 22/11/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 46 - 11/2017 Toàn tỉnh 09/11/2017 15/11/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 45 - 11/2017 Toàn tỉnh 02/11/2017 08/11/2017
Thông báo sâu bệnh tháng 10, dự báo sâu bệnh tháng 11/2017 - 11/2017 Toàn tỉnh 01/10/2017 31/10/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 44 - 10/2017 Toàn tỉnh 26/10/2017 01/11/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 42 - 10/2017 Toàn tỉnh 12/10/2017 18/10/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 43 - 10/2017 Toàn tỉnh 19/10/2017 25/10/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 41 - 10/2017 Toàn tỉnh 05/10/2017 11/10/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 40 - 10/2017 Toàn tỉnh 28/09/2017 04/10/2017
Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 39 - 9/2017 Toàn tỉnh 21/09/2017 27/09/2017