Chủ Nhật, 24/11/2024
Kỹ thuật chăm sóc lúa theo phương pháp SRI
Gửi bài In bài
$0Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã gieo cấy được trên 35 nghìn ha lúa chiêm xuân. Cây lúa đang trong giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh, bước vào thời kỳ chăm sóc, bón phân, làm cỏ. Nhằm giúp bà con nông dân có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật, giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật chăm sóc lúa cấy theo phương pháp SRI. $0 $0Bón phân: Tiến hành bón phân thúc đẻ nhánh sau khi cây lúa bén rễ hồi xanh (vụ xuân từ 10 - 12 ngày) với lượng bón cho một sào như sau: Phân đạm Urê (đối với lúa lai bón 4 - 5 kg, lúa thuần 2,5 - 3 kg) và Kali từ 2 - 3 kg. Đồng thời tiến hành làm cỏ sục bùn ngay sau bón thúc. Lưu ý: Đối với đất pha cát nhiều, đất thịt nhẹ thì nên chia lượng đạm thành 2 lần bón, thời điểm bón cách nhau 10 ngày để hạn chế lượng đạm bị rửa trôi. Tiến hành bón phân đón đòng đúng thời điểm khi cây lúa đứng cái, tốt nhất là khi 10% dảnh cái có hiện tượng đầu lá thắt eo, bón lượng phân đạm từ 2 - 2,5 kg/sào, kết hợp với phân Kali từ 2 - 3 kg/sào. Giai đoạn phân hoá đòng quyết định số hạt lúa trên bông, cho nên phải bón phân đúng thời điểm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình phân hoá làm đòng.$0 $0Làm cỏ: Làm cỏ sục bùn là biện pháp quan trọng, việc phòng trừ cỏ dại kịp thời và triệt để có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho cây lúa phát triển và cho năng suất cao. Làm cỏ sớm trước khi cỏ mọc và sục bùn kỹ để khống chế hạt cỏ nảy mầm, kết hợp vùi phân vào trong đất sẽ hạn chế việc rửa trôi phân bón, giải phóng chất độc trong đất, tăng cường oxy cho rễ, giúp bộ rễ phát triển, cho nên ngay sau khi bón phân thúc đẻ cần tiến hành làm cỏ sục bùn ngay. Nên hạn chế phun thuốc trừ cỏ đối với lúa cấy, vì thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ các dảnh hữu hiệu trong 15 ngày đầu; bên cạnh đó việc sử dụng thuốc trừ cỏ còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường. $0 $0Nước tưới: Cần giữ đủ nước sau khi cấy ở mực nước 1- 2 cm, tránh rét cho cây lúa lúc mới cấy về vụ chiêm xuân, tránh nắng nóng về vụ hè.  Biện pháp rút nước ở thời điểm đẻ nhánh có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm nước. Bên cạnh việc tạo cho oxy tiếp xúc trực tiếp với đất, làm giảm độ chua, giảm chất độc trong đất, tăng cường sự chuyển hóa các chất từ khó tiêu thành dễ tiêu; đồng thời giúp bộ rễ cây lúa phát triển khỏe, tăng khả năng lấy dinh dưỡng. Rút cạn nước ở giai đoạn này tạo cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc lúa, kích thích và thúc đẩy khả năng đẻ nhánh tối đa. Do đó, sau khi bón phân thúc đẻ khoảng 5 ngày tiến hành tháo cạn nước, giữ cho ruộng đủ ẩm và chỉ tưới nước khi mặt ruộng khô nẻ, theo phương pháp tưới tràn. Khi cây lúa phân hoá đòng đến khi chín sáp nên giữ mực nước trên ruộng khoảng 3 - 4cm. Trước khi thu hoạch 15 ngày lại tháo cạn nước để tiện cho việc thu hoạch. $0 $0Phòng trừ sâu bệnh: Việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ, tưới nước đúng kỹ thuật giúp cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường. Tuy nhiên, để đảm năng suất lúa thì việc phòng trừ sâu bệnh hại rất quan trọng. Vì vậy, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra thăm đồng nhằm phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh. Chỉ phun thuốc khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng, theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tránh phun thuốc tràn lan gây nên hiện tượng kháng thuốc của sâu, bệnh hại và tiêu diệt các loại thiên địch có ích. $0 $0Vụ xuân năm nay, diện tích lúa gieo thẳng và cấy mạ non, cấy 1 dảnh được nhiều bà con nông dân áp dụng trên diện rộng, giai đoạn này hết sức lưu ý phòng trừ ốc bươu vàng để đảm bảo mật độ cây lúa. Áp dụng biện pháp bắt thủ công hoặc sử dụng một số loại thuốc trừ ốc bươu vàng theo khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật.$0 $0Kỹ sư: Nguyễn Ngọc Dung$0 $0         Chi cục BVTV$0

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn