Thứ Sáu, 27/12/2024
Kết quả công tác KDTV nội địa 6 tháng đầu năm 2017
Gửi bài In bài

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KDTV 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

1. Thời gian theo dõi:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017.

2. Kết quả công tác KDTV nội địa 6 tháng đầu năm 2017

2.1. Quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu

 Phối hợp các huyện, thành, thị tiến hành điều tra, giám sát dịch hại trên các giống cây trồng nhập nội và giống cây trồng mới sau nhập khẩu, gồm: 20 kỳ sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu giai đoạn mạ - thu hoạch; 14 kỳ sâu bệnh trên ngô sau nhập khẩu vụ xuân giai đoạn gieo - thu hoạch. Trong đó tiến hành điều tra 25 giống ngô mới nhập khẩu trồng khảo nghiệm trên diện tích 8.000 m2 tại huyện Thanh Sơn và Cẩm Khê theo thông báo của Chi cục KDTV vùng và Công ty TNHH Dekal Việt Nam.

Điều tra sinh vật hại trên 73 cây Anh Đào tại địa bàn Khu di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì theo quan hệ ngoại giao giữa tỉnh Nara - Nhật Bản và tỉnh Phú Thọ.

Qua kiểm tra phát hiện các đối tượng sâu hại và bệnh hại thông thường. Chưa phát hiện thấy đối tượng sinh vật hại lạ và đối tượng KDTV còn sống của Việt Nam. Các lô hàng giống cây trồng mới nhập khẩu có đủ thủ tục KDTV theo quy định hiện hành (phụ biểu 1 kèm theo).

2.2. Quản lý sinh vật có ích nhập nội

Trong 6 tháng đầu năm 2017, căn cứ thông báo của cơ quan KDTV có thẩm quyền và thực tế, chưa có cá nhân, tổ chức nhập khẩu sinh vật có ích về địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.3. Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại

Chưa xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên các cây trồng chủ lực có tiềm năng xuất khẩu tại địa phương, đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Do Phú Thọ chưa có cây trồng chủ lực có tiềm năng xuất khẩu (chủ yếu là sản xuất cây trồng nội tiêu).

2.4. Quản lý ổ dịch và vùng dịch

Chi cục đã triển khai tốt công tác quản lý KDTV nội địa, không để đối tượng KDTV và đối tượng gây hại lạ lây lan, phát tán thành ổ dịch, vùng dịch. Chưa phải thực hiện công bố dịch hại trong 6 tháng đầu năm 2017.

2.5. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Chi cục BVTV Phú Thọ không có cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh yêu cầu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng KDTV.

2.6. Quản lý sinh vật gây hại trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Chi cục BVTV Phú Thọ đã tổ chức điều tra sinh vật gây hại trong kho đối với 867,82 tấn nông sản gồm: 31,52 tấn lúa giống, 0,18 tấn thóc thịt; 02 tấn ngô giống; 01tấn ngô hạt; 93,37 tấn TĂGS; 10,1 tấn gạo; 0,09 tấn đậu đỗ các loại; 8,4 tấn Malt và 721,16 tấn bông nguyên liệu của 15 tổ chức, cá nhân trên địa bàn 04 huyện, thành, thị: huyện Yên Lập (01), Thị xã Phú Thọ (04), Thành phố Việt Trì (07), huyện Đoan Hùng (03).

Qua điều tra phát hiện 12 loại mọt hại thông thường: Mọt gạo Sitophilus oryzae (L.); mọt ngô Sitophilus zeamais Moschulsky; mọt mắt nhỏ Palorus ratzeburgi Wissm; mọt khẩu đen Alphitobius diaperinus Panz; mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica (F.); mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis (L.); mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis (L.); mọt gạo dẹt Heterobostrychus aequalis Waterhouse; mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst); mọt thò gạo đuôi Carpophilus dimidiatus (Fabricius); mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (Fabricius); mọt nhỏ tròn Murmidius ovaliv (Beck). Các loài trên phân bố rải rác, có mật độ thấp, chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam. (phụ biểu 2 kèm theo).

2.7. Quản lý vật thể nhiễm đối tượng KDTV đã xử lý tại cửa khẩu được đưa về sử dụng tại địa phương

Chi cục đã theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng nhiễm sinh vật gây hại trên các lô vật thể nhập khẩu vận chuyển về địa phư­ơng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu và thực tế sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, không có lô vật thể nhiễm đối tượng KDTV đã xử lý tại cửa khẩu được vận chuyển về địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.8. Quản lý sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng phải kiểm soát và danh mục đối tượng KDTV nhóm II

Theo thông báo của các cơ quan quản lý và qua kiểm tra, điều tra trên địa bàn quản lý, không phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm II và đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam.

 2.9. Giám sát xử lý vật thể thuộc diện KDTV bảo quản tại địa phương

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Chi cục không có thông báo, yêu cầu về giám sát hoạt động xử lý vật thể thuộc diện KDTV trên địa bàn tỉnh của các tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện KDTV.

2.10. Phối hợp với Chi cục KDTV vùng V trong công tác xuất nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Chi cục Bảo vệ thực vật chưa nhận được yêu cầu phối hợp với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng V để thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu.

2.11. Công tác khác

- Thực hiện chế độ báo cáo cây trồng sau nhập khẩu hàng tháng, quý gửi Trung tâm KDTV SNK I - Hà Nội và báo cáo hàng quý gửi Chi cục KDTV vùng V theo quy định.

- Rà soát, quản lý và thực hiện tốt các thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan theo quy định.

II.  KẾ HOẠCH CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI  NĂM 2017

- Tham mưu, tổng hợp, ban hành các báo cáo chuyên môn theo quy định

- Phối hợp các huyện, thành, thị điều tra sinh vật hại kho trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp các trạm BVTV huyện, thành thị điều tra sinh vật hại lúa, ngô sau nhập khẩu và cây trồng nhập khẩu khác trên địa bàn tỉnh.

- Kịp thời tham mưu và xử lý triệt để khi phát hiện thấy dịch hại thuộc diện điều chỉnh hoặc sinh vật gây hại lạ lây lan, phát tán trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp bộ phận một cửa và các bộ phận chuyên môn làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính.

- Hoàn thành tốt các công tác khác theo sự phân công, chỉ đạo của đơn vị.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Đề nghị Cục BVTV, Chi cục KDTV vùng V quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác KDTV được tập huấn, hoàn thiện và cấp, đổi thẻ, trang phục, phù hiệu theo quy định hiện hành.   

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn