I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2013:
1. Trên lúa mùa muộn:
- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình; diện tích nhiễm 111,9 ha, trong đó nhẹ 73,1 ha; trung bình 38,7 ha.
- Bọ xít dài: Gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 170,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.
2. Trên ngô: Bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 150,5 ha. Bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 86,6 ha. Bệnh đốm lá gây hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 71,3 ha. Sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu xám gây hại nhẹ. Chuột hại cục bộ, diện tích nhiễm 86,6 ha.
3. Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn, rệp, sâu tơ, sâu khoang gây hại nhẹ.
4. Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá gây hại nhẹ; diện tích nhiễm 12,8 ha; bệnh rỉ sắt hại rải rác.
5. Trên chè:
- Rầy xanh: Hại nhẹ đến trung bình; diện tích nhiễm 1.941,3 ha, trong đó nhẹ 1.834,8 ha; trung bình 106,5 ha. Diện tích phòng trừ 212,9 ha.
- Bọ xít muỗi: Hại nhẹ đến trung bình; diện tích nhiễm 1.394,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.063,7 ha; trung bình 330,6 ha. Diện tích phòng trừ 661,4 ha.
- Các đối tượng: Bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ.
6. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
7. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2013:
1. Trên mạ xuân sớm: Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng mới gieo. Trong điều kiện trời rét kéo dài, bệnh sinh lý phát sinh và gây hại. Ngoài ra, châu chấu, rầy các loại gây hại cục bộ.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu đục thân, đục bắp, bệnh sinh lý, châu chấu, sâu ăn lá, rệp cờ gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột gây hại cục bộ.
3. Trên rau:
- Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn gây hại trên cây bắp cải, rau cải, su hào; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Rệp muội phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh.
- Bệnh héo xanh, bệnh sương mai, sâu đục quả hại nhẹ đến trung bình trên cây cà chua.
4. Trên cây đậu tương:
- Sâu cuốn lá, sâu khoang: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Ruồi đục thân, đục cành, bệnh sương mai gây hại nhẹ đến trung bình.
5. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các đối tượng bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ đến trung bình.
6. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân cành, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh loét hại cục bộ trên bưởi Đoan Hùng. Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
7. Cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên mạ xuân sớm: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, chăm sóc, chống rét cho mạ, hạn chế bệnh sinh lý gây hại. Phòng trừ chuột hại thường xuyên bằng biện pháp thủ công, quây rào ni lon, ... diệt trừ các ổ cào cào, châu chấu, rầy các loại gây hại bằng các loại thuốc đặc hiệu.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Anvil 5SC, Validacin 5L, Vida 3SC, ... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng thuốc Anvil 5SC, Tilt 250 ND, ... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng chớm bị bệnh sinh lý, dùng lân pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng phân bón lá Pomior; Komix; Antonik, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ngoài ra: Chú ý phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục.
3. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Trên cây đậu tương:
- Sâu cuốn lá: Trên ruộng có mật độ sâu trên 30 con/m2, sử dụng các loại thuốc Nitox 30EC, Sherpa 25EC, Dylan 10WG, … Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh sương mai: Khi ruộng bị bệnh trên 20% lá hại, sử dụng thuốc Aliette 80WP, Ridomil 68WP, ... Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ruồi đục thân: Khi ruộng có trên 10% cây bị hại, sử dụng thuốc Dip 80SP, Ajuni 50WP, Soka 25EC, ... Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
5. Trên cây chè: Phun phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.
6. Cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên các loại cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
7. Cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu./.